4. Thực tiễn áp dụng pháp luật
5.3. Kiến nghị khác
• Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền tác giả đến với đông đảo công chúng, kêu gọi lơng tâm và ý thức tôn trọng bản quyền, làm sao để khi sử dụng các vật phẩm là kết quả của hành vi xâm phạm quyền tác giả, bản thân ngời đó phải tự thấy xấu hổ;
• Sàn giao dịch bản quyền đầu tiên ở Việt Nam ra mắt vào năm 2007 thực sự đã “thổi luồng gió mới cho sáng tạo”. Có thể coi sàn giao dịch là nơi kích thích sự sáng tạo của các tác giả và cho họ thấy rõ hơn giá trị của những “đứa con tinh thần” do mình sáng tạo ra, từ đó có ý thức hơn trong việc bảo vệ nó. Bởi vậy, trong thời gian tới nên tổ chức thờng xuyên hơn các phiên giao dịch của Sàn giao dịch bản quyền này.
Trong cuộc đấu tranh chống các hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền tác giả nói riêng rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa biện pháp xử phạt hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự và các biện pháp khác. Hiện tại chúng ta mới chỉ tập trung xử lý các hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính, điều đó là cha hợp lý. Trong hiện tại và trong tơng lai, chúng ta nên đề cao vai trò của các quy định về chế tài dân sự, đề cao vai trò của TAND các cấp, đa trình tự giải quyết theo thủ tục Tố tụng dân sự trở thành phơng thức chủ yếu để giải quyết các hành vi xâm phạm về quyền tác giả.
Qua việc nghiên cứu đề tài “TNDS ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền
tác giả”, luận văn đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về thực trạng xâm phạm quyền
tác giả ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, luận văn làm sáng tỏ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về việc xác định các hành vi xâm phạm quyền tác giả, và nêu ra cách thức áp dụng các chế tài dân sự trong xử lý các hành vi xâm phạm này. Từ những sự phân tích đó, luận văn tìm ra đợc một số quy định bất hợp lý của pháp luật, vì vậy, luận văn cũng đã đa ra một số kiến nghị tơng ứng nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.