Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản

Một phần của tài liệu Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững (Trang 63 - 65)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2.1.Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản

Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020, ngành thủy sản tập trung phát triển hai ngành là khai thác thuỷ hải sản và nuôi trồng thuỷ hải sản.

Coi phát triển mạnh hải sản là một trong những hướng đi chủ đạo của kinh tế biển và ven biển. Nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống cư dân và thay đổi bộ mặt của nông thôn ven biển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng.

Tăng cường hợp tác và thu hút sự đầu tư của nước ngoài để thu hút vốn, công nghệ hiện đại cả trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, lẫn nuôi trồng hải sản. Tổ chức thăm dò tìm kiếm các ngư trường lớn phục vụ cho việc đánh bắt.

Tiếp tục phát huy lợi thế và tiềm năng, trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ.

Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm thuỷ sản chế biến. Đồng thời phát triển sản xuất một số loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. Giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao.

Đồng thời với phát triển khai thác xa bờ hợp lý, ổn định khai thác vùng ven bờ, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển, nhằm khai thác tiềm năng còn lớn. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ven biển, có thu nhập ổn định, góp phần quan trọng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển bền vững. Đồng thời là nguồn cung cấo chủ yếu nguyên liệu cho xuất khẩu.

Cụ thể để ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản theo hướng bền vững thì cần có những định hướng rõ ràng cho từng lĩnh vực:

Lĩnh vực đánh bắt hải sản: Với hiện trạng tài nguyên sinh vật, đặc biệt là cá biển đang dần bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy, định hướng tương lai cho ngành này vẫn giữ vững được sản lượng khai thác chúng ta cần phải chuyển dịch cơ cấu khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ. Đầu tư kỹ thuật và phương tiện đánh bắt hiện đại hơn nữa. Và một phần rất quan trọng là đào tạo một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn để phục vụ cho ngành này.

Lĩnh vực nuôi trồng hải sản: Với tình hình hiện nay, cần đẩy mạnh đầu tư để phát triển mạnh nuôi trồng hải sản. Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan cần chỉ đao rà soát tình hình nuôi trồng hải sản ở các địa phương ven biển, từ đó có những quy hoạch cụ thể cho từng vùng cụ thể. Đầu tư cải thiện kỹ thuật nuôi trồng tăng chất lượng sản xuất nhằm đáp ứng các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Tiếp tục phấn đấu và duy trì kết quả đạt được về sản lượng nuôi trồng luôn đạt trên 2 triệu tấn và diện tích nuôi trồng 1,1 - 1,4 triệu ha.

3.3.2.2. Ngành công nghiệp dầu khí

Quan điểm chủ đạo trong phát triển ngành dầu khí là kết hợp đảm bảo an ninh năng lượng và đảm bảo an ninh quốc gia, tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Hướng phát triển là dựa trên cơ sở nguồn Tài nguyên sẵn có trong nước. Đồng thời tích cực mở rộng đầu tư nước ngoài. Phát triển dầu khí đồng bộ, hiệu quả, an toàn, mang tính đa ngành và liên ngành. Phát triển đi đôi với bảo vệ Tài nguyên môi trường sinh thái, tiết kiệm năng lượng cho sự Phát triển bền vững của đất nước.

Mục tiêu đến giai đoạn 2010 - 2015, có tốc độ tăng trưởng bình quân 18 - 20%/năm; Với cơ cấu phát triển hợp lý giữa các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí là chủ đảo. Cụ thể:

Về thăm dò và khai thác dầu khí: Đẩy mạnh công tác khảo sát điều tra cơ bản, tìm kiếm thăm dò nhằm tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí; Phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 35 - 45 triệu tấn quy dầu/năm (trong đó, ở trong nước 25 - 30 triệu tấn, ở nước ngoài 10 - 15 triệu tấn). Sản lượng khai thác dầu khí đạt 23 - 34 triệu tấn quy dầu/năm. Trong đó: Khai thác dầu giữ ở mức 15 - 20 triệu tấn/năm (ở trong nước 14 - 17 triệu tấn, ở nước ngoài 1 - 3,5 triệu tấn/năm) và khai thác khí 8,5 - 14 tỷ m3/năm.

Về phát triển công nghiệp khí: Xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ ngành công nghiệp khí vào năm 2015. Đảm bảo cung cấp đủ cho tiêu thụ công nghiệp và dân sinh trong nước. Tích cực đầu tư, phát triển theo hướng đa dạng hoá thị trường khí với sản lượng khí tiêu thụ khoảng 14 tỷ m3/năm vào năm 2015.

Về công nghiệp chế biến dầu khí: Công nghiệp lọc dầu đầu tư đúng tiến độ các dự án lọc dầu của Tập đoàn dầu khí Việt Nam đạt khoảng 16 - 17 triệu tấn. Đáp ứng 60 - 70% nhu cầu sản phẩm xăng dầu trong nước và có một số sản phẩm xuất khẩu ra thị trường khu vực. Cụ thể: Vận hành ổn định, an toàn, hiệu quả nhà máy lọc dầu Dung Quất, hoàn thành và vận hành an toàn Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn; Triển khai nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất và xúc tiến đầu tư nhà máy lọc dầu số 3 tại Long Sơn.

+ Hóa dầu: Phát triển công nghiệp hoá dầu nhằm đáp ứng 60 - 70% nhu cầu phân đạm trong nước, 40 - 50% nhu cầu nguyên liệu cho hoá dầu và các sản phẩm hoá dầu. Chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất chất dẻo, tơ sợi tổng hợp và dẫn xuất aromatics. Cụ thể: Vận hành an toàn và hiệu quả nhà máy đạm Phú Mỹ, nhà máy sản xuất phân phối PP Dung Quất; Hoàn thành và đưa vào vận hành nhà máy Đạm Cà Mau, Tổ hợp Hoá dầu miền Nam, nhà máy sản xuất tơ sợi tổng hợp polyester tại Đình Vũ; Đầu tư đa dạng hoá sản phẩm nhà máy đạm Phú Mỹ; Phát triển cụm công nghiệp hoá dầu miền Bắc gắn với Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn gồm nhà máy sản xuất hạt nhựa PP. Sản xuất aromatics và các nguyên liệu hoá dầu khác từ aromatics; Triển khai nghiên cứu đầu tư các nhà máy sản xuất khác tuỳ điều kiện thị trường và hiệu quả dự án.

+ Nhiên liệu sinh học: Phát triển hệ thống sản xuất và phân phối nhiên liệu sinh học đảm bảo đến năm 2011 bắt đầu có sản phẩm nhiên liệu sinh học và đến năm 2015

sản lượng xăng dầu pha trộn nhiên liệu sinh học đạt ít nhất 20 - 30% tổng tiêu thụ xăng dầu trong cả nước. Nâng tỷ lệ pha trộn nhiên liệu sinh học lên trên 5%.

+ Đầu tư phát triển chế biến dầu khí ở nước ngoài: Trên cơ sở kế thừa các dự án đang được nghiên cứu trong giai đoạn 2006 – 2010, tiếp tục phát triển và nắm bắt các cơ hội mới để phát triển đầu tư các dự án chế biến dầu khí ở nước ngoài.

Về phát triển dịch vụ dầu khí: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 20%/năm. Tiếp tục giao cho các đơn vị thực hiện tối đa các dịch vụ trong nội bộ ngành dầu khí. Tăng cường đào tạo ở trong nước và ngoài nước. Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ. Giải quyết việc làm cho trên 15 nghìn lao động mới (trung bình hàng năm khoảng 3 nghìn người/năm).

Ngành dầu khí mà chủ quản là Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đã thực sự đảm đương vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Nhà nước. Tham gia điều tiết kinh tế vĩ mô của Quốc gia, thể hiện rõ nét hình mẫu doanh nghiệp nhà nước tốt nhất. Trụ cột của nền kinh tế quốc dân như khẳng định trong văn kiện của Đảng về “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020”.

Một phần của tài liệu Tài nguyên biển Việt Nam và vấn đề Phát triển bền vững (Trang 63 - 65)