7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1.1. Tài nguyên động vật
Nguồn lợi động vật của biển Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng:
a) Động vật nổi: Được coi như là động vật “Ăn cỏ” của biển và là vật trung gian chuyển chất hữu cơ từ “Thực vật biển” sang những cơ thể lớn hơn. Động vật nổi rất đa dạng theo các nhóm bậc phân loại, gồm: nguyên sinh vật, giáp xác, ruột khoang, giun tròn, thân mềm, chân khớp, hàm tơ, động vật đầu sống và vô số ấu trùng của động vật đáy, bao gồm cả cá biển. Sự tồn tại của sinh vật nổi chính là cội nguồn cho sự tồn tại của mọi sự sống ở biển và đại dương.
Biển Đông là biển có lượng sinh vật là thức ăn của động vật tương đương với nhiều vùng biển trù phú trên thế giới. Trong đó có nhiều loài có giá trị lớn đối với đời
sống của cá nổi, cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho các đàn cá để hình thành những vùng có sức sản xuất cao.
Theo thống kê gần đây, trong vùng thềm lục địa Biển Đông đã phát hiện được gần 660 loài động vật nổi (trừ động vật nguyên sinh), trong đó ruột khoang 102 loài, giun tròn 6 loài, giun đốt 20 loài, chân khớp 398 loài, thân mềm 51 loài, hàm tơ 34 loài và ngành đầu sống 46 loài. Riêng vùng vịnh Bắc Bộ có 236 loài, còn ở các vùng biển phía Nam, số lượng loài động vật nổi lên tới 605 loài. Dù ở đâu, ngành chân khớp cũng giữ vị tí hàng đầu, chiếm 60 - 70% tổng số loài. Nếu tính cả động vật nguyên sinh thì động vật nổi còn đa dạng hơn nhiều.
Nhìn chung, trong các vùng biển thuộc thềm lục địa nước ta, động vật nổi không chỉ đa dạng về thành phần giống loài mà còn tạo nên số lượng và sinh vật lượng cao. Sự giàu có của động vật nổi tập trung ở vịnh Bắc Bộ và biển phía Tây Nam Bộ, phong phú ở vùng nước ven bờ và những vùng nước hỗn hợp hoặc vùng nước trôi.
Theo đánh giá mới đây, trong vùng nước thềm lục địa nước ta khối lượng động vật nổi vào khoảng 1.305 nghìn tấn, trong đó 95% tổng số thuộc các lớp nước tầng mặt (0 - 100 m theo độ sâu).
b) Động vật đáy: Là những loài sinh sống chủ yếu ở đáy, dựa vào đáy để trú ẩn, di chuyển và tìm kiếm thức ăn. Thành phần này khá phong phú. Những khảo sát nhiều năm qua chỉ ra rằng, động vật đáy ở vùng biển nước ta có khoảng 6400 loài. Trong đó có nhiều nhóm động vật không xương sống, tạo thành những nguồn thức ăn đáy cho nhiều loài động vật không xương sống và có xương sống. Đồng thời, có những loài là đối tượng khai thác của con người với giá trị kinh tế cao như tôm, cua, sò huyết, hải sâm, bào ngư v.v…
Ở Biển Đông có trên 1800 loài nhuyễn thể, có khoảng trên 100 loài, 24 giống của họ tôm biển khác nhau. Trong số các loài này, tôm he có số lượng đông nhất gồm 75 loài, 16 giống, 4 họ phụ. Sau đó là tôm trứng có 10 loài, 3 giống. tôm vỏ 5 loài, 4 giống. tôm rồng 5 loài, 2 giống. Những loài còn lại thuộc các họ tôm khác.
Tôm phân bố khắp vùng biển nước ta, như các vùng biển Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Đặc biệt là vùng biển ven bờ phía Đông và phía Tây Nam Bộ là những bãi tôm lớn. Vùng biển nước ta còn có nhiều loài tôm hùm. Tôm hùm sống chủ yếu ở vùng rạn san hô nước sạch. Do vậy, các vùng biển Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, các vịnh Vân Phong, Cam Ranh là những vùng tập chung của tôm hùm. Hiện nay đã xác định được 8 loại, trong đó 5 loại là những đối tượng kinh tế quan trọng.
Cua biển là nhóm động vật ít tuổi so với nhiều nhóm động vật không xương sống khác. Ở vịnh Bắc Bộ, cua có khoảng 300 loài. Do đặc tính sinh học khó thích nghi, chủ yếu có mặt trong giới hạn nhiệt đới. Khu hệ cua hiện nay nghèo đi rất nhanh ở cả 2 phía Bắc và Nam vùng này.
Biển Đông Việt Nam còn là một vùng biển giàu có San hô của đại dương thế giới. Vùng biển nước ta đã phát hiện được gần 300 loài San hô thuộc 16 họ của bộ San hô
cứng. Trừ những vùng bị ngọt hoá, nước đục do ảnh hưởng của dòng lục địa, San hô phân bố dọc đới bờ từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, quanh các hải đảo tới độ sâu 20 - 30 m. Đặc biệt phong phú trong các vùng biển từ vĩ độ 160 Bắc trở xuống, và tập trung nhiều ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. San hô có vai trò trở thành “Vật trụ” để tạo nên hệ sinh thái độc đáo và giàu có vào bậc nhất của biển và đại dương - Hệ sinh thái San hô. Tạo thành môi trường sống thuận lợi để các loài sinh vật biển tập trung sinh sống và phát triển.
Vùng biển của chúng ta có nhiều Ngọc Trai tập chung thành những bãi quan trọng ở biển Quảng Ninh (Cô Tô), Nam Trung Bộ, Côn Đảo… là những nơi nước sạch, nồng độ muối cao, có các rạn đá, đặc biệt trong các rạn San hô. Hiện nay, nhiều nơi đã nuôi Trai ngọc trong điều kiện nửa tự nhiên để cấy ngọc nhân tạo.
Nhiều loài như vẹm xanh, Trai tai tượng (bắt ở đảo Sinh Tồn, có con nặng 140 kg), Hến biển… chỉ có ở các biển Nam Trung Bộ trở vào hoặc trong các quần đảo san hô Hoàng Sa, Côn Đảo.
Trong các bãi động vật đáy có một số loài khá đặc sắc đáng chú ý, đó là con Sao biển thuộc ngành Da gai có rất nhiều ở vùng biển nhiệt đới chúng ta. Sao biển phát triển nhiều làm giảm số lượng các loài thân mềm có giá trị kinh tế cao ở các bãi Trai ngọc, bãi Bào ngư…
c) Nguồn lợi cá biển: Ở vùng biển của ta, đến nay mới biết được khoảng 2038 loài cá, tập trung phần lớn ở tầng gần đáy; Trong đó có khoảng 110 loài cá có giá trị kinh tế và có sản lượng cao (chiếm khoảng 10%). Một số loài cá có giá trị kinh tế cao như cá nục, cá hồng, cá mồi, cá chỉ vàng, cá thu ngừ, cá mú. Trong vịnh Bắc Bộ có tới 965 loài thuộc 400 giống, 140 họ.
Bảng 3.2: Trữ lượng và khả năng khai thác cá ở biển Việt Nam
STT Vùng biển Loại cá Trữ lượng Khả năng khai thác Tỷ lệ (%) Tấn % Tấn % 1 Vịnh Bắc Bộ (phía tây) Cá nổi 390.000 83,2 156.000 83,0 16,9 Cá đáy 16,8 31.364 17,0 2 Trung Bộ Cá nổi 500.000 89,0 200.000 89,0 23,3 Cá đáy 61.646 11,0 24.658 11,0 3 Đông Nam Bộ Cá nổi 524.000 42,9 209.600 42,9 44,1 Cá đáy 698.307 57,1 279.600 57,1
4 Tây Nam Bộ Cá nổi 316.000 62,0 126.000 62,0 18,3
Cá đáy 190.679 38,0 76.272 38,0
5 Gò Nổi Cá nổi 10.000 100,0 2.500 100,0 0,4
6 Tổng cộng Cá nổi 1.740.000 63,0 697.100 62,8 100,0
Nguồn: Biển và phát triển kinh tế biển: Quá khứ, hiện tại và tương lai – PGS.TS. Vũ Văn Phái
Các đàn cá thường có quy mô không lớn lại phân bố một cách rải rác. Cơ thể cá thuộc loại nhỏ và trung bình, tuổi thọ thấp nhưng bù lại khả năng tái sinh và phục hồi trữ lượng tương đối nhanh do cá đẻ hầu như quanh năm và thành nhiều đợt. Cá sinh sản tập trung vào các vụ xuân - hè ở các khu vực ven bờ, cửa sông và hải đảo. Những cuộc
điều tra gần đây chỉ mới giới hạn từ kinh tuyến 1100 Đông trở vào phía bờ cho thấy các bãi cá phân bố không đồng đều và có quy mô thay đổi. Tính chung, có đến 12 bãi cá chính ở các khu vực ven bờ và 3 bãi cá trên các gò nổi ngoài khơi là có giá trị hơn cả. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là các bãi cá ở Bạch Long Vĩ, bãi giữa vịnh Bắc Bộ, ở Hòn Gió, Thuận An, Cù Lao Thu có thể khai thác mỗi năm từ 15 đến 20 nghìn tấn. Ở Đông Nam Bộ và Nam Bộ, các bãi cá ở vùng nước xa sâu trên dưới 50 m có năng suất ổn định hơn so với các bãi phía Bắc.
Hình 3.11: Nguồn lợi cá biển dồi dào ở vùng biển Việt Nam Nguồn: http://yeuhaiphong.com/
Những tính toán gần đây cho thấy, trữ lượng cá biển ở Việt Nam vào khoảng 3 triệu tấn/năm. Trong đó cá nổi chiếm gần 2/3, còn lại là cá đáy. Trữ lượng cá lớn nhất tập trung ở vùng Đông Nam Bộ (44%). Các vùng biển khác ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nam Bộ… mỗi vùng chỉ chiếm khoảng 18 - 20% trữ lượng. Riêng cá nổi, mặc dù Đông Nam Bộ đứng hàng đầu (30%) nhưng vùng biển Trung Bộ cũng không thua kém (18 - 28%).
d) Những nguồn lợi động vật khác: Bên cạnh nguồn lợi to lớn về cá, Biển Đông còn có những đặc sản quý giá khác như rùa biển, rắn biển, chim và thú biển.
- Rùa biển trong vùng biển nước ta có nhiều loại: Bà tam, Vích, Đồi mồi… thuộc lớp bò sát có kích thước lớn. Trong đó Bà tam là loại lớn nhất, có con nặng 680 kg và mai có đường kính tới 2 m. Bà tam và Vích thường sống ở vùng khơi gần các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa và một vài nơi khác ở vịnh Bắc Bộ. Trong các loài Rùa biển, thì Đồi mồi có giá trị thực phẩm, làm nguyên liệu cho công nghệ mĩ phẩm. Đồi mồi sống ở Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quốc…
- Rắn biển: Cũng là nguồn lợi quan trọng ở Biển Đông. Rắn biển thường tập trung ở ven bờ nước, rừng sú vẹt, trên bờ các đảo trong các bãi cỏ ngập nước, các bụi rêu, các kẽ đá, rạn san hô v.v… Nọc Rắn biển dùng làm nguyên liệu cho ngành dược phẩm.
- Chim biển: Trên vùng biển nước ta còn có nhiều loài chim biển, chim mang đến cho biển vẻ đẹp riêng. Không những thế, chim biển còn tham gia vào đời sống của biển và đại dương như một bộ phận không thể thiếu được. Điển hình chim biển trong đó có các bộ như bộ Hải âu, bộ Bồ nông, bộ Ngỗng, bộ Rẽ, bộ Yến v.v… Dọc theo bờ biển và trên các hải đảo thuộc thềm lục địa nước ta cũng có tới hàng trăm loài chim biển. Trong đó, nhiều loài sống định cư, nhiều loài là những loài chim di cư về. Ở các đảo chim như Hòn Trứng (Côn Đảo), Hoàng Sa, Trường Sa… Chim đông tới hàng chục vạn, hàng triệu con. Bởi vậy, người dân Côn Đảo còn gọi đảo này là đảo Hòn Đá Trắng. Ở các đảo Hoàng Sa và Trường Sa phân chim hoà trong đá San hô, dưới tác động của nhiệt độ và các trận mưa nhiệt đới đã tạo thành Phot phát với trữ lượng công nghiệp, có thể khai thác hàng vạn tấn mỗi năm là phân bón cho các vùng canh tác.
Trong các loại chim làm tổ trên đảo, chim Yến là loại có vai trò kinh tế quan trọng của nước ta hiện nay, và trở thành một đặc sản quí hiếm vì chúng cho nguồn “Tai Yến” rất có giá trị. Chim yến phân bố từ Quảng Ninh đến Phú Quốc, song tập chung đông ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt là ở Phú Yên, Khánh Hoà và một số hòn đảo khác thuộc Phú Quốc, Côn Đảo…
Hình 3.12: Chim Yến làm tổ trên các đảo gần bờ biển Việt Nam Nguồn: www.dost-dongnai.gov.vn/KinhteCh...ult.aspx
- Thú biển: Biển Đông là một trong những môi trường thuận lợi đối với nhiều loài thú biển thuộc bộ cá Voi và là một loài độc nhất trong họ Bò nước thuộc bộ Voi biển. Vùng biển nước ta có trên 10 loài thuộc bộ cá Voi có răng và cá Voi không răng. Trong hai loài trên thì cá Voi có răng mới chính là cư dân của các biển nhiệt đới và ôn đới. Ở trong vùng thềm lục địa nước ta có thể gặp những đại diện thuộc 3 họ: Cá Heo, cá Heo nhiều răng và họ cá Nhà táng. Nhìn chung, các loài thú biển, nhất là cá Voi là những đối
tượng kinh tế quan trọng. Người ta đánh bắt cá voi để lấy thịt, xương, da mỡ… Phục vụ cho các ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc, công nghiệp da dày…Chính vì những lợi ích kinh tế to lớn mà tình hình khai thác cá Voi hiện nay ngày càng mãnh liệt, một số loài cá Voi có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Nhìn chung, các nguồn lợi tôm, cá Biển Đông thuộc Việt Nam không quá nghèo nàn như các đọc giả Phương Tây đánh giá nhưng cũng không nên xem là quá giàu có như quan điểm “Rừng vàng, biển bạc” xưa nay. Vì vậy, chúng ta không nên khai thác quá mức. Nếu chúng ta khai thác Tài nguyên này một cách bừa bãi, không có tổ chức thì sẽ là cạn kiệt dần nguồn Tài nguyên quý giá này.