7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1.3. Kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái để phát triển bền vững
vững
Mục tiêu phát triển của xã hội loài người mà hiện nay nhiều nước đang hướng tới đó là sự phồn thịnh về kinh tế, sự công bằng về xã hội và sự trong sạch về Môi trường sinh thái. Trong báo cáo chiến lược của Hiệp hội bảo tồn thế giới về “Chăm sóc Trái Đất”, người ta nhấn mạnh “Phát triển bền vững” là một quá trình tiến bộ của xã hội loài người dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế, nhân văn, môi trường và công nghệ. Sự tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay chính là quá trình kết hợp tốt nhất bốn yếu tố đó.
Trên thực tế, mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái trên bình diện hoạt động là đối lập nhau. Bởi vậy, rất cần có sự can thiệp có ý thức của con người vào các quá trình này. Ngày nay, sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của phát triển lâu bền. Nếu không chủ động và tự giác bảo vệ sinh thái thì sự nghiệp công nghiệp hoá - hiên đại hoá khó trách khỏi những hậu quả tiêu cực. Còn nếu không tăng trưởng kinh tế nhanh thì khó có điều kiện và phương tiện để nâng cao chất lượng môi trường sống. Đó chính là hai mặt đối lập cùng song song tồn tại và thúc đẩy sự phát triển chung - sự phát triển của cuộc sống loài người trên Trái Đất.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đang trong điều kiện nền kinh tế thị trường mới phát triển nên còn rất khó khăn và phức tạp. Do đó, việc đưa mục tiêu sinh thái ra vào lúc này không dễ dàng được mọi người chấp nhận và thi hành một cách nghiêm túc. Thị trường luôn khai thác, tấn công vào môi trường thể hiện ở chỗ, vì lợi ích trước mắt, người ta đã bất chấp pháp luật, khai thác ồ ạt, vô tổ chức vào các nguồn Tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến sự sống còn của đất nước. Đối với các nguồn Tài nguyên biển, những kiểu khai thác chụp giật không tính tới chu kỳ sinh sản của các loài sinh vật biển. Khai thác bằng các phương tiện tàn phá môi trường như chất nổ, điện đã làm cạn kiệt dần nguồn lợi thiên nhiên này. Điều đó được che đậy dưới chiêu bài “Vì sự phát triển kinh tế” nhưng thực tế chính là sự phá hoại kinh tế, đẩy lùi sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và kéo theo sự suy thoái nghiêm trọng của Môi trường sinh thái, đẩy nhanh tốc độ thụt lùi của cả hai mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái.
Hình 3.26: Mục tiêu kinh tế và Tài nguyên – Môi trường biển Việt Nam Nguồn: www.yourco2.org
Tóm lại, yếu tố “Môi trường” và “Phát triển bền vững” được đề cập nhằm nêu rõ tầm quan trọng của việc kết hợp giữa hai mục tiêu kinh tế và sinh thái. Đây là hướng chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai.
Từ những vấn đề đã trình bày trên đây, tôi hy vọng muốn góp phần vào việc nhận thức rõ nguồn Tài nguyên biển Việt Nam đa dạng, phong phú. Nhưng không phải là vô tận để con người có thể mặc sức khai thác, bất chấp những hậu quả về sinh thái và môi trường, dẫn đến việc huỷ diệt nguồn lợi mà chúng ta tự cho là dành sẵn cho chúng ta. Thiên nhiên không phải bao giờ cũng im lặng chịu đựng những hành động thô bạo của con người. Nếu thế hệ chúng ta đối sử tệ bạc với thiên nhiên thì các thế hệ con cháu của chúng ta chính là những người phải gánh chịu hậu quả khi thiên nhiên quay mặt lại với con người.
Sự “Phát triển bền vững” cho tương lai đòi hỏi mỗi người trong chúng ta trước khi được hưởng lợi ích gì từ thiên nhiên thì hãy nên suy nghĩ là nhận bao nhiêu là vừa đủ để có thể tiếp tục nhận mãi mãi. Các bài học về mối quan hệ giữa con người và Tài nguyên Môi trường luôn luôn còn đó và được lịch sử ghi nhận như là những dấu ấn buồn cho một thời đại mà con người đã cố tìm mọi cách để can thiệp vào giới tự nhiên.