Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996 - 2004) pptx (Trang 70 - 87)

Vận dụng sáng tạo lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng vào thực tiễn địa phương. Đảng bộ tỉnh An Giang đã lãnh đạo thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào Khmer, tạo ra sự đồng thuận tốt trong xã

hội. Qua quá trình thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer ở An Giang trong những năm qua (từ 1996 đến nay), được sự quan tâm của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân và sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc, vùng núi. Từ thực tế chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu sau đây:

Một là, cần nhận thức đúng chính sách dân tộc là một bộ phận không tách rời chính sách kinh tế, xã hội của Đảng.

Hiện nay, tình trạng kinh tế chậm phát triển, sự chênh lệch lớn không chỉ trên tốc độ mà còn biểu hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chậm đổi mới cơ cấu kinh tế, năng suất hiệu quả kinh doanh, kinh tế hàng hóa chậm phát triển, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật còn thấp do đặc điểm kinh tế -xã hội truyền thống còn tác động đối với đồng bào Khmer ở An Giang.

Thực trạng kinh tế - xã hội chậm phát triển, đời sống đồng bào dân tộc khó khăn đang đặt ra một bức xúc phải đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc trên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Mặt khác, trong bối cảnh chung, phải xem xét việc phát triển kinh tế -xã hội vùng dân tộc thiểu số là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Vì đây là vùng dân tộc - miền núi - biên giới có một vị trí chiến lược quan trọng; xây dựng địa bàn vùng này vững mạnh toàn diện là góp phần giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia trong tình hình mới.

Vì thế, khi hoạch định chính sách dân tộc nhất thiết phải căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội chung của cả nước và tình hình dân tộc miền núi nói riêng; đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng thì việc thực hiện chính sách dân tộc sẽ mang lại nhiều hiệu quả, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc.

Đối với đồng bào Khmer, đa phần bà con sinh sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, thực trạng nền kinh tế ở vùng dân tộc là yếu kém và lạc hậu so với những vùng khác. Chính nền kinh tế chậm phát triển là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Khmer hết sức khó khăn, đó cũng là một trong những nguyên nhân để bọn xấu và các thế lực thù địch tuyên truyền, kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc.

Cho nên, xây dựng nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, nhất định phải được coi là cơ sở hàng đầu và cơ bản nhất để phát triển toàn diện các lĩnh vực đời sống xã hội ở vùng dân cư và địa bàn đặc thù mang ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây cũng là điều kiện quan trọng nhằm thực hiện bình đẳng dân tộc nói riêng, chính sách chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc của Đảng và Nhà nước nói chung.

Ngược lại, thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc có nghĩa là góp phần quan trọng cho việc thực hiện chính sách kinh tế, xã hội trong cả nước; vừa là cơ sở tạo ra những tiền đề để tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của chính sách đại đoàn kết dân tộc.

Hai là, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong tỉnh cần có chính sách cụ thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đồng bào Khmer.

Ngay từ đầu Đảng ta đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện chính sách dân tộc đúng đắn và nhất quán theo nguyên tắc “đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc”. Các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, không phân biệt lớn, nhỏ, giàu, nghèo đều có quyền bình đẳng. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực. Trong đó, bình đẳng về kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định cho sự bình đẳng về mọi mặt.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế của người Khmer trước hết phải có sự thay đổi nhận thức trong cách tổ chức, tính toán đầu tư. Sản phẩm tạo ra phải thật sự là hàng hóa, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, trước khi đặt vấn đề thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, việc xác lập một chiến lược kinh tế là một vấn đề cực kỳ quan trọng nhằm định hướng cho hàng loạt

các giải pháp kinh tế tiếp theo. Do những đặc thù của dân tộc, cùng với chủ trương, chính sách chung; Đảng ta cần có chính sách cụ thể đối với dân tộc Khmer.

Do đó, bên cạnh việc xây dựng cơ cấu kinh tế - xã hội của cả nước, cần thiết phải xác lập mô hình phát triển phù hợp với đặc thù kinh tế, xã hội miền núi - dân tộc - biên giới dựa trên cơ sở mặt mạnh, mặt yếu của từng lĩnh vực trong hệ thống kinh tế - văn hóa - xã hội và môi trường của đồng bào dân tộc.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể cho cả vùng với những mục tiêu, bước đi và thời gian xác định, tạo điều kiện cho các dân tộc nhất là các dân tộc thiểu số phát triển về kinh tế - xã hội. Từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình độ giữa các dân tộc. Trước hết phải đầu tư xây dựng cơ cấu kinh tế miền núi và các vùng dân tộc thiểu số trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đẩy nhanh việc cung ứng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào qui trình sản xuất và đời sống. Trong quá trình này, nên xem xét các chủ trương, chính sách có thể kế thừa, phát huy; đồng thời bổ sung những chủ trương, chính sách thích hợp với tình hình mới. Có như vậy, chính sách mới mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn.

Phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc thiểu số là trách nhiệm chung của cả nước, trước hết là bản thân đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thiểu số phải phát huy ý chí tự lực tự cường; chống tư tưởng ban ơn, ỷ lại. Khai thác và xây dựng vùng dân tộc vì lợi ích trực tiếp của đồng bào dân tộc, đồng thời vì lợi ích chung của cả nước.

Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc phải được ưu tiên thích đáng. Đặc biệt chú trọng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội nhằm mục tiêu trọng tâm là khắc phục sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng.

Các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh đối với vùng núi, dân tộc phải được quán triệt, thông suốt đến tận cơ sở. Quá trình thực hiện cần vận dụng sát hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của từng địa phương, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc, có kế hoạch cụ thể thực hiện đến nơi đến chốn, đi đôi với việc kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động phối hợp giữa các cấp, các ngành; kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, chủ trương cho sát hợp hơn và có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

Khơi gợi, động viên tính chủ động, tinh thần tự lực tự cường trong sản xuất và đời sống, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước. Mặt khác, trong đầu tư phát triển cần tránh bình quân, dàn đều mà cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra bước đột phá để thúc đẩy phát triển các mặt khác.

Ba là, phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc thiểu số phải kết hợp với vấn đề xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh.

Đồng bào dân tộc Khmer vốn có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau ngày miền Nam giải phóng, dưới ánh sáng đường lối chính trị của Đảng, đoàn kết dân tộc được tiếp tục phát huy và thật sự đã góp phần quan trọng vào những thắng lợi của cách mạng, từng bước đẩy lùi những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo tiến hành hoạt động chia rẽ khối đoàn kết toàn dân.

Tuy nhiên, vì đây là vùng dân tộc - biên giới, một địa bàn chiến lược quan trọng góp phần giữ vững an ninh chính trị và chủ quyền biên giới. Vì thế, việc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào Khmer phải đặt trong chiến lược an ninh, quốc phòng, đảm bảo các điều kiện kinh tế để giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Sự phát triển mạnh mẽ, vững chắc về kinh tế và ổn định chính trị - xã hội là nền tảng của quốc phòng, an ninh. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới là sức mạnh tổng hợp, trong đó sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là nền tảng, thế trận lòng dân là cơ sở xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.

Để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; khi hoạch định những chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này phải kết hợp với việc củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn toàn tỉnh. Trong từng đề án phát triển kinh tế - xã hội đều phải tính toán đến yếu tố kết hợp với quốc phòng - an ninh, đảm bảo thế trận quốc phòng - an ninh, thế trận khu vực phòng thủ tỉnh, huyện ngày càng vững chắc.

Nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với quốc phòng - an ninh, trong các đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

phải có sự tham gia ý kiến của cơ quan quân sự cùng cấp. Cơ quan quân sự các cấp phải làm tốt vai trò tham mưu giúp cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp trong việc đề xuất về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh.

Tuỳ vào thực tế của từng đề án quy hoạch mà đề xuất việc kết hợp sao cho hợp lý, vừa bảo đảm cho phát triển kinh tế - xã hội, vừa tạo được thế trận quốc phòng - an ninh, góp phần xây dựng thế trận phòng thủ ngày càng vững chắc.

Bốn là, phát triển kinh tế - xã hội phải đi liền với xóa đói giảm nghèo và nâng cao trình độ dân trí.

Từ nhiều năm qua, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm đã trở thành một trong những mục tiêu trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của An Giang nói riêng; là một trong hai yêu cầu không thể tách rời, đó là tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Để xóa nghèo một cách căn bản và bền vững, công cuộc xóa đói giảm nghèo không thể chỉ dừng lại ở những kết quả đạt được ban đầu mà phải coi trọng việc chống tái nghèo và phát sinh những nhóm hộ nghèo mới. Vì vậy, cần phải huy động các phương thức xã hội hóa công cuộc xóa đói giảm nghèo, nhằm động viên mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan đoàn thể, các doanh nghiệp, kể cả các tổ chức và cá nhân nước ngoài tham gia xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ bên ngoài chỉ là tạm thời và có tác dụng thúc đẩy các hoạt động phát triển cộng đồng và xóa đói, giảm nghèo. Việc phát huy năng lực nội sinh là rất cần thiết và phải được quan tâm thật sự. Có như vậy, các tác động từ bên ngoài mới có hiệu quả cao và có tính bền vững. Không ai khác hơn, là phải tự chính người nghèo hiểu sự đói, nghèo của họ và tự họ có những nỗ lực vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Chính vì vậy, việc phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với xóa đói giảm nghèo và phát triển giáo dục, nâng cao dân trí cho cộng đồng; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh làm cho đồng bào dân tộc yên tâm, phấn khởi sản xuất, làm ăn sinh sống trên cơ sở đó tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bởi vì trình độ dân trí quá thấp thì thiếu kiến thức khoa học - kỹ thuật và khả năng tiếp thu kỹ năng lao động mới, là một trong những yếu tố kìm hãm không nhỏ

làm hạn chế năng lực và trình độ lao động sản xuất; tập tục còn lạc hậu như ma chay cưới xin rất nặng nề, tốn kém nhiều tiền bạc và thời gian. Việc chi tiêu của đa số đồng bào không có kế hoạch, không ít gia đình thu hoạch xong đã không còn gạo ăn do vay nợ bán lúa non từ trước. Tình trạng sinh đẻ nhiều vẫn còn diễn ra; nhiều hộ gia đình thiếu lao động, thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận đồng bào không chịu lao động sản xuất có tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của Nhà nước, thiếu ý chí vượt khó tự phấn đấu vươn lên. Điểm xuất phát thấp về trình độ, đời sống kinh tế - xã hội và sự phát triển không đồng bộ giữa các vùng dẫn đến đời sống của cán bộ, đảng viên và đồng bào Khmer còn nhiều khó khăn. Vì thế, nếu không nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng thì cán bộ làm công tác dân tộc có giỏi đến đâu đi nữa nhưng dân trí quá thấp thì hiệu quả hoạt động không thể cao được.

Năm là,sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer.

Thực tiễn cách mạng Việt nam đã chứng minh, chính sách đại đoàn kết toàn dân luôn gắn bó chặt chẽ với sự lãnh đạo của Đảng. Qua thực tiễn của An Giang cho thấy, vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng có tác động quyết định đến hiệu quả của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị. Nơi nào tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị; đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực, sâu sát với tình hình của địa phương (địa lý, tự nhiên, phong tục tập quán…) và biết lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của quần chúng thì việc thực hiện chính sách dân tộc sẽ mang lại hiệu quả cao.

Trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc nếu không làm tốt công tác vận động, kết hợp giữa chính quyền với nhà Chùa thì nơi đó công tác dân tộc đạt hiệu quả thấp. Ngược lại, nơi nào được các sư sãi ủng hộ nơi đó công tác tiến hành thuận lợi hơn. Bởi vì, từ xưa đến nay đồng bào Khmer luôn đánh giá cao vai trò của sư sãi, nhất là các vị cao tăng có chức sắc, có uy tín trong cộng đồng và cán bộ cốt cán người dân tộc. Nếu như hai đối tượng này được Đảng quan tâm, thường xuyên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996 - 2004) pptx (Trang 70 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)