0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tiếp tục tăng cờng sự phối hợp, tham gia soạn thảo văn bản phục vụ cho công tác thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH, THẨM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (Trang 44 -46 )

cho công tác thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

Theo quy định hiện hành, cơ quan thẩm định phải bố trí chuyên viên tham gia vào việc chuẩn bị dự án, dự thảo làm cơ sở cho việc thẩm định. Cũng có ý kiến băn khoăn liệu cơ quan thẩm định tham gia vào quá trình soạn thảo, tham gia vào Ban soạn thảo có làm mất đi tính khách quan, tính độc lập tơng đối của ý kiến thẩm định? Tuy có lý do nhất định và không thể hoàn toàn phủ nhận ý kiến này, nhng xét trong tổng thể, không thể vì lo ngại này mà rơi vào trạng thái cực đoan, cách ly, độc lập hoàn toàn cơ quan thẩm định với cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo. Do vậy, cần tiếp tục duy trì, tăng cờng cơ chế này vì những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, Mục đích chung, cuối cùng, cao nhất của cơ quan chủ trì soạn

thảo và cơ quan thẩm định là có đợc một dự án, dự thảo tốt, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ và tính khả thi. Hoàn toàn không có sự đối lập lợi ích giữa các cơ quan này trong quá trình soạn thảo cho dù chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có thể khác nhau. Cũng có trờng hợp vì lợi ích cục bộ của ngành, cơ quan chủ trì muốn đa vào dự án, dự thảo những nội dung “có lợi” dù nội dung đó không đảm bảo các yêu cầu chung nêu trên, và do đó, không muốn các cơ quan liên quan, trong đó có cơ quan thẩm định phát hiện, nêu vấn đề. Nhng những trờng hợp này là cá biệt không lấn át mục tiêu chung, yêu cầu chung.

Thứ hai, Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nớc là vừa có

sự phân công, phân nhiệm rõ, vừa có sự liên kết phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm định cũng phải tuân theo nguyên tắc này, trong đó, yêu cầu

phối kết hợp để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan là hết sức cần thiết.

Thứ ba, Cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm định có “mặt mạnh” riêng.

góc độ quản lý nhà nớc chuyên ngành, không ai giỏi hơn cơ quan chủ trì soạn thảo và chúng ta đang thực hiện nguyên tắc: văn bản thuộc ngành, lĩnh vực nào thì giao

cho Bộ, ngành quản lý ngành, lĩnh vực đó phụ trách. ở góc độ bảo đảm tính pháp

lý, tức là tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, cách thức diễn đạt điều luật, câu chữ, ngôn ngữ pháp lý thì cơ quan thẩm định có thuận lợi hơn. Căn cứ vào đặc trng của văn bản quy phạm pháp luật, sự phối kết hợp giữa hai cơ quan này trong quá trình soạn thảo là cần thiết vì lợi ích chung, vì yêu cầu tăng cờng pháp chế, trật tự kỷ cơng của quản lý nhà nớc, quản lý xã hội.

Thứ t, Việc tham gia ngay từ đầu của cơ quan thẩm định vào quá trình soạn

thảo không chỉ giúp cho việc soạn thảo dự án, dự thảo bảo đảm chất lợng, tiến độ, mà quá trình này cũng đồng thời là sự chuẩn bị chủ động, tích cực cho việc thẩm định chính thức. Quá trình tham gia này giúp các chuyên gia thẩm định có điều kiện nắm chắc các vấn đề thuộc nội dung cũng nh các quan điểm, ý kiến khác nhau về các vấn đề của dự án, dự thảo. Quá trình thẩm định, soạn thảo dự án, dự thảo cũng là quá trình các cơ quan có liên quan thảo luận và giải quyết đợc phần lớn những vấn đề đợc đặt ra theo yêu cầu chung. Đến giai đoạn thẩm định chính thức chỉ còn lại một số ít vấn đề cần trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định để thông qua văn bản.

Vấn đề hiện nay là cần khắc phục những chuệch choạc, lỏng lẻo trong quá trình phối kết hợp cả ở hai phía, phía cơ quan chủ trì soạn thảo cũng nh phía cơ quan thẩm định trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo. Cần có cơ chế để cơ quan thẩm định có cơ hội tham gia vào việc soạn thảo văn bản ngay từ đầu. Vì vậy, cần khẳng định trong Luật tính liên ngành của Ban soạn thảo mà một trong những thành viên bắt buộc là đại diện cơ quan thẩm định.

Cũng nh cơ quan thẩm định, sự phối kết hợp giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có vai trò rất quan trọng, nhằm nâng cao chất lợng dự thảo văn bản. Vai trò của cơ quan thẩm tra trớc hết là ngời “gác cửa” cho Quốc hội về chính sách

pháp luật đợc thể hiện trong dự án và về kỹ thuật, yêu cầu thực hiện các quy định bảo đảm dự án đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua. Trong thực tiễn lập pháp của Việt Nam, luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tham gia quy trình xây dựng luật. Nh vậy, nên chăng cơ quan thẩm tra cũng nhập cuộc ngay từ đầu để khi trình Quốc hội đỡ mất thời gian và chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề lớn, chính sách còn có nhiều ý kiến khác nhau. Những ý kiến sát thực của cơ quan thẩm tra mà cơ quan soạn thảo tiếp thu chỉnh sửa ngay trớc khi trình ra Quốc hội là tích cực góp phần hoàn thiện dự án. Tạo điều kiện rút ngắn thời gian xem xét của Quốc hội mà không làm giảm vai trò, đóng góp thiết thực của cơ quan thẩm tra.

ở địa phơng, sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thẩm định, thẩm

tra còn hết sức lỏng lẻo. Điều này đã làm ảnh hởng đến chất lợng dự thảo văn bản

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH, THẨM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (Trang 44 -46 )

×