Kiến nghị đảm bảo thực hiện pháp luật về cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc

Một phần của tài liệu cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước - thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 59)

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa ngân hàng th ơng mại nhà nớc

2.2.Kiến nghị đảm bảo thực hiện pháp luật về cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc

Ngoài ra, cần phải sửa đổi cơ chế hoạt động của Tổ chức xử lí nợ quốc gia DATC theo hớng tạo điều kiện để tiếp cận và khai thác thông tin đánh giá các khoản nợ, không đặt vấn đề bảo toàn vốn và có lợi nhuận làm nguyên tắc hoạt động cho các tổ chức xử lí nợ mà thay vào đó, yêu cầu các tổ chức xử lí nợ phải tối đa hóa giá trị thu hồi để giảm thiểu gánh nặng ngân sách mà Chính phủ phải bỏ ra để hỗ trợ cho chơng trình xử lí nợ tồn đọng. Mặt khác, cũng phải sửa đổi các quy định không phù hợp trong các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nớc mà đề cao quyền lợi của các doanh nghiệp nhà nớc cổ phần hóa hơn là quyền lợi của ngân hàng cho vay khiến cho các doanh nghiệp nhà nớc nảy sinh tâm lí ỷ lại vào việc xử lí nợ của nhà nớc mà không chủ động giải quyết các khoản nợ trớc khi cổ phần hóa, nhất là các khoản nợ vay của ngân hàng thơng mại nhà nớc nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho các ngân hàng thơng mại nhà nớc khi xử lí tài chính.

2.2. Kiến nghị đảm bảo thực hiện pháp luật về cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc mại nhà nớc

Để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc diễn ra nhanh chóng và thuận lợi thì việc hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan nh trên cha cha đủ mà còn cần phải có cơ chế đảm bảo cho các quy định đó đợc thực hiện đầy đủ trên thực tế.

Trớc hết, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc. Do việc cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc là một việc hết sức cần thiết, là đòi hỏi khách quan và là một trong những giải pháp tốt nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cho nên, phổ biến chủ trơng cổ phần hóa cũng nh các quy định của pháp luật là một nội dung quan trọng để giúp ngời dân, nhà đầu t và khách hàng của ngân hàng đợc cổ phần hóa có thể hiểu đợc tính cần thiết, mục tiêu, hiệu quả và lợi ích mà cổ phần hóa mang lại cho họ, cho chính ngân hàng và cả nền kinh tế. Không những vậy, công tác tuyên truyền pháp luật ở đây còn giúp cho bản thân

ban lãnh đạo và ngời lao động của ngân hàng đợc cổ phần hóa hiểu rõ chủ trơng chính sách của Nhà nớc và nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật hơn.

Cần đăng tải thờng xuyên các thông tin về chủ trơng của Nhà nớc, về các quy định pháp luật điều chỉnh quá trình quá trình cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc hiện nay trên các phơng tiện thông tin đại chúng, các Website của các Bộ, ban ngành... để ngời lao động, khách hàng, các nhà đầu t hiểu và ủng hộ chủ trơng cổ phần hóa, tránh tâm lí hoang mang, lo sợ, rút tiền ồ ạt dẫn đến rủi ro thanh khoản và những tác động dây chuyền tiêu cực khác, hay tâm lí làm việc không ổn định của chính ngời lao động trong ngân hàng... Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nh vậy sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho tiến trình cổ phần hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, phải tạo ra những cơ chế nhằm đảm bảo các chủ thể có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về cổ phần hóa ngân hàng th- ơng mại nhà nớc. Việc này có thể đợc thực hiện bằng cách quy định theo hớng tăng cờng trách nhiệm cho ngân hàng trong việc thực hiện tiến trình cổ phần hóa. Mặt khác, tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nớc có thể giám sát một cách chặt chẽ quá trình thực hiện quy trình cổ phần hóa của ngân hàng. Cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc là một quá trình phức tạo và có ảnh hởng lớn tới nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế, việc đảm bảo cho các quy định pháp luật về vấn đề này đợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh, chặt chẽ là yêu cầu tất yếu. Tạo ra đợc cơ chế đảm bảo thực hiện nh vậy sẽ giúp cho quá trình cổ phần hóa diễn ra nhanh chóng, minh bạch, đạt đợc các mục tiêu đã đề ra.

Tóm lại, trong bối cạnh hội nhập, tơng lai mở cửa ngân hàng không còn xa, yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát triển công nghệ và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh là một yêu cầu sống còn đối với các ngân hàng. Cổ phần hóa sẽ tạo ra động lực buộc các ngân hàng phải tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động và hội nhập thành công. Vấn đề đặt ra ở đây là phải giải quyết đợc những tồn tại trong quá trình cổ phần hóa và vạch ra hớng đổi mới cho ngân hàng sau cổ phần hóa để có thể phát huy đợc vai trò chủ đạo của mình

trong các chính sách tiền tệ của quốc gia và góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nớc.

Kết luận

Cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc là vấn đề vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính chiến lợc lâu dài trong môi trờng cạnh tranh và hội nhập kinh tế hiện nay của đất nớc. Do đó, điều quan trọng hiện nay là phải xác định đợc mục tiêu cổ phần hóa, xác định những điều kiện cần và đủ để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa. Bên cạnh đó, phải đảm bảo đợc rằng ngân hàng sau khi cổ phần hóa đáp ứng đợc các chuẩn mực hội nhập kinh tế quốc tế, đủ năng lực cạnh tranh đợc với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Với mong muốn góp phần tìm hiểu và nghiên cứu về quá trình cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc cũng nh góp phần đa ra những giải pháp thúc đẩy quá trình này, chúng tôi đã chọn đề tài: “ Cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà n- ớc – thực trạng và giải pháp”.

Thực hiện đề tài này, khóa luận đã phân tích cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc, đi sâu phân tích các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề này. Qua đó, rút ra những thuận lợi và khó khăn ảnh hởng tới tiến trình thực hiện cổ phần hóa cũng nh đa ra những giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại, đặc biệt là các giải pháp mang tính pháp lí. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc có ý nghĩa rất quan trọng để thúc đẩy tiến trình này.

Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, tác giả hy vọng với những kết quả nghiên cứu đã đạt đợc trên đây sẽ góp phần giúp hiểu rõ thêm và thúc đẩy quá trình cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc. Trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp...Hy vọng khóa luận sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm tới chủ trơng cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc của Đảng và Nhà nớc hiện nay.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc lần thứ VII. NXB Chính

trị quốc gia Hà Nội 1992.

2. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc lần thứ VIII. NXB Chính

trị quốc gia Hà Nội 1996.

3. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính

trị quốc gia Hà Nội 2001.

4. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị

quốc gia Hà Nội.

5. Hiến pháp 1992.

6. Luật các tổ chức tín dụng (đã đợc sửa đổi, bổ sung năm 2004).

7. Luật chứng khoán 2005.

8. Luật doanh nghiệp 2005.

9. Nghị định số109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về

chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nớc thành công ty cổ phần.

10. Thông t của Bộ Tài chính số 146/2007/TT-BTC ngày 06 tháng 12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm 2007 hớng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nớc thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP.

11. Luận văn thạc sĩ Kinh tế – Tài chính ngân hàng “ Giải pháp nâng

cao hiệu quả cổ phần hóa ngân hàng thơng mại nhà nớc- Thạc sĩ Trần Nguyễn thảo Uyên

12. Thời báo kinh tế năm 2007.

13. Tạp chí Luật học Tháng 1 năm 2006.

14. Báo đầu t 2007.

Một phần của tài liệu cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước - thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 59)