Tại chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội, cho vay tiêu dùng đã đợc triển khai và ngày càng mở rộng thêm nhiều hình thức phong phú nh: cho vay sửa chữa, mua nhà ở, mua đất xây nhà, mua ô tô, xe máy, cho vay khám chữa bệnh, du học, cho vay sinh viên, xuất khẩu lao động, cho vay nhu cầu đời sống khác. Tuy nhiên, do chi nhánh mới đi vào hoạt động đợc 5 năm nên mới chỉ tập
trung chủ yếu vào cho vay sửa chữa, mua sắm nhà ở, cho vay mua ô tô, xe máy, cho vay nhu cầu đời sống khác. Có thể chia ra làm hai loại cho vay tiêu dùng chính là: Cho vay tiêu dùng không có tài sản thế chấp và cho vay tiêu dùng có tài sản thế chấp.
* Cho vay tiêu dùng không có tài sản thế chấp:
Hình thức cho vay này chủ yếu áp dụng đối với những cán bộ công nhân viên hiện đang công tác tại các đơn vị sản xuất kinh doanh (thuộc sở hữu của Nhà Nớc hoặc có cổ phần của Nhà Nớc), tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, tại các đơn vị an ninh quốc phòng và các cán bộ thuộc các tổ chức khác do phòng tín dụng xem xét cho vay và tự chịu trách nhiệm.
Hầu hết các khoản cho vay dành cho cá nhân đợc bắt đầu bằng việc khách hàng xin vay vốn. Họ đến gặp nhân viên của ngân hàng và ghi những thông tin cấn thiết vào đơn xin vay. Nếu một khách hàng muốn vay từ ngân hàng, anh ta phải trả lời đầy đủ những câu hỏi của cán bộ tín dụng về lý do xin vay hay nhu cầu tín dụng xuất phát từ đâu. Cuộc trò chuyện giữa cán bộ tín dụng và khách hàng là rất quan trọng bởi vì qua đó cán bộ tín dụng có điều kiện để nhận biết đợc tính cách cà mục đích xin vay của khách hàng. Nếu cán bộ tín dụng phát hiện ra sự không trung thực của khách hàng đối với nhu cầu xin vay thì có nhiều khả năng đơn xin vay của khách hàng sẽ bị từ chối. Còn nếu nh cán bộ tín dụng xét thấy mục đích vay vốn của khách hàng là hoàn toàn phù hợp và thiết yếu, khách hàng có nguồn thu nhập tơng đối ổn định và có khả năng trả nợ thì cán bộ tín dụng sẽ yêu cầu khách hàng làm một bộ hồ sơ vay vốn.
Hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn sinh hoạt tiêu dùng trả góp. - Giấy tờ chứng minh mức thu nhập, việc làm.
- Hộ khẩu, chứng minh nhân dân của ngời vay (bản chính). Thủ tục vay vốn bao gồm:
- Tiếp nhận hồ sơ: Sau khi nhận đợc hồ sơ vay vốn từ cán bộ tín dụng, khách hàng phải điền đầy đủ các thông tin và hoàn thiện các giấy tờ cần thiết.
Sau đó khách hàng mang hồ sơ vay vốn nộp cho ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra sự đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ.
- Thẩm đinh và xét duyệt cho vay: Sau khi kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng có trách nhiệm xác minh nguồn thu nhập của ngời vay, tìm hiều về cơ quan nơi họ đang làm việc, sau đó đề xuất ý kiến với trởng phòng tín dụng hoặc Ban tín dụng về mức tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, phơng thức trả.
- Cán bộ tín dụng lập hợp đồng tín dụng và giải ngân cho khách hàng. - Theo dõi việc trả nợ của ngời vay và xử lý kịp thời những khoản vay có vấn đề.
Mức lãi suất áp dụng trong cho vay tiêu dùng căn cứ theo biểu lãi suất của NHNo & PTNT Nam Hà Nội ban hành trong từng thời kỳ. Hiện nay, lãi suất cho vay trả góp đối với khoản vay ngắn hạn là 0,85%/ tháng, trung và dài hạn là 0,9% hoặc 0,92%/ tháng.
* Đối với cho vay tiêu dùng có tài sản thế chấp: Hay chính là hình thức cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. Hình thức cho vay này áp dụng đối với tất cả các công dân Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Tơng tự nh trong hình thức cho vay tiêu dùng không có bảo đảm bằng tài sản, khách hàng cũng phải đến ngân hàng gặp cán bộ tín dụng và trình bày về mục đích vay vốn và hoàn thiện bộ hồ sơ vay vốn.
Bộ hồ sơ vay vốn bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn sinh hoạt tiêu dùng. - Giấy xác nhận số d và phong tỏa sổ tiết kiệm.
- Hợp đồng tín dụng kiêm hợp đồng cầm cố chứng từ có giá hoặc tài sản khác. - Thẻ tiết kiệm.
- Bảng kê giao nhận hồ sơ vay vốn.
Mức cho vay áp dụng phù hợp với nhu cầu vay và khả năng trả nợ của khách hàng nhng không vợt quá 65% giá trị tài sản thế chấp do NHNo & PTNT Nam Hà Nội định giá. Riêng đối với chứng chỉ tiền gửi hoặc sổ tiết kiệm do
ngân hàng phát hành thì khách hàng đợc vay tối đa bằng số tiền ghi trên chứng chỉ hoặc sổ tiết kiệm.
Khi khách hàng trả không đúng hạn số tiền đã cam kết thì ngân hàng phạt trễ hạn:
Số tiền phạt = Số tiền gốc phải trả x lãi suất phạt x số ngày trả chậm 30
Trong đó:
- Số tiền trả góp phải bao gồm cả gốc và lãi. - Lãi suất phạt = 150% x Lãi suất trong hợp đồng. - Số ngày trả chậm >= 4 ngày.
Nếu quá 10 ngày khách hàng vẫn không thanh toán cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ gửi thông báo nợ quá hạn cho khách hàng và khách hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn.