Nâng cao các biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hà Nộix (Trang 70 - 71)

vay của DNXL

Xử lý nợ quá hạn là biện pháp nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại có thể xảy ra. Để nâng cao chất lượng tín dụng, điều quan trọng trước hết là ngân hàng phải sớm nhận biết được những khoản nợ có vấn đề, tiến hành phân loại nợ, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.

* Các biện pháp phòng ngừa nợ quá hạn

- Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình nợ thường xuyên, phân loại các khoản nợ. Định ký cán bộ tín dụng thực hiện rà soát, quản lý danh mục tín dụng theo đúng mục tiêu về giới hạn, cơ cấu tín dụng đã đề ra.

- Tổ chức xem xét, thẩm định chặt chẽ trước khi cấp các khoản tín dụng mới

- Quản lý chặt chẽ hồ sơ tín dụng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát quá trình xử lý và tận thu hồi nợ.

- Đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời và có uy tín trong trả nợ, ngân hàng xem xét gia tăng khối lượng các khoản cho vay nếu phương án phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tính khả thi cao. Trong trường hợp này, nếu ngân hàng không cho vay thì các món nợ của doanh nghiệp càng mất khả năng thanh toán, độ rủi ro của ngân hàng càng lớn.

- Bên cạnh đó, cán bộ ngân hàng có thể tư vấn cho doanh nghiệp trong việc tìm ra chiến lược kinh doanh mới. Điều này vừa giúp doanh nghiệp thoát khỏi khủng hoảng, giảm rủi ro cho ngân hàng, vừa tạo mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp và ngân hàng.

* Các biện pháp xử lý nợ quá hạn

- Ngân hàng đề nghị khách hàng quản lý chặt chẽ ngân quỹ, tư vấn một vài cách giải quyết như bán bớt tài sản có giá trị, giảm hàng tồn kho, thanh lý tài sản không sử dụng…để trả nợ vay.

- Ngân hàng có thể gia hạn, điều chỉnh hợp đồng tín dụng để giảm quy mô hoàn trả trước mắt, tìm ra giải pháp cho vay tiếp để tăng sức mạnh về tài chính cho khách hàng. Sau khi cơ cấu lại nợ cho khách hàng, ngân hàng phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng.

- Trong trường hợp ngân hàng thấy không có khả năng thu hồi được nợ thì sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý khoản nợ. Nếu là khoản vay có tài sản thế chấp hoặc có bảo đảm, ngân hàng cùng chuyên gia tư vấn pháp luật, chuyên viên thanh lý thực hiện bán đấu giá tài sản theo quy định hiện hành. Trong trường hợp khoản vay không có tài sản thế chấp, ngân hàng phải nhờ đến sự giải quyết của tòa án kinh tế để thu hồi vốn bằng cách bán tài sản của doanh nghiệp đi vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hà Nộix (Trang 70 - 71)