Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hà Nộix (Trang 57)

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng đối với DNXL chưa được hoàn thiện. Ngân hàng chưa ban hành các chính sách cụ thể về thẩm định, bảo đảm tiền vay, quản trị rủi ro đối với các khoản vay của DNXL.

Lãi suất cho vay và hình thức cho vay đối với DNXL còn chưa thực sự đa dạng. Điều này làm cho doanh số cho vay đối với DNXL có sự chênh lệch tương đối lớn, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, thủ tục cho vay còn nhiều phức tạp, làm tăng thời gian và chi phí giao dịch, ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp và ngân hàng.

- Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng là điều kiện không thể thiếu khi cấp tín dụng cho khách hàng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Thực tế hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội vẫn đang tập

trung vào các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống nên việc nắm bắt và kiểm tra thông tin về các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế. Thông tin thu thập được thường không đầy đủ, nhiều thông tin mâu thuẫn với nhau, không chính xác. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải đủ năng lực để chọn lọc, xử lý thông tin có hiệu quả trong thẩm định dự án cho vay.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng còn chuyên trách quá nhiều khâu như sàng lọc thông tin, tính toán các chỉ tiêu, thẩm định về kỹ thuật và thị trường, phân tích thông tin để đưa ra phán quyết, giám sát các khoản vay…do đó cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, tín dụng đối với DNXL có những đặc thù riêng đòi hỏi cán bộ tín dụng không chỉ vững vàng về kiến thức tài chính mà còn phải am hiểu về cách thức quy trình hoạt động, quản lý sản xuất trong lĩnh vực xây lắp. Để có thể làm tốt được công tác này, cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm nhất định thường từ 3 năm trở lên. Vì vậy, đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ của ngân hàng sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình thẩm định, cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp.

- Cơ cấu tổ chức của ngân hàng còn nhiều bất cập, sự phối hợp giữa các

phòng ban chuyên môn chưa tốt. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều vướng mắc, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

- Công nghệ ngân hàng chưa đáp ứng được đầy đủ. Mặc dù ngân hàng

đã đầu tư, đổi mới công nghệ, thực hiện hiện đại hóa ngân hàng song hệ thống công nghệ còn chưa đồng bộ. Đặc biệt, công nghệ phục vụ cho phát triển thông tin tín dụng chưa hỗ trợ nhiều cho công tác tín dụng, do đó việc thu thập, xử lý thông tin cho hoạt động tín dụng còn nhiều yếu kém.

- Tình hình tài chính của phần lớn các DNXL còn yếu. Khả năng tổ chức, quản lý, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không theo kịp đòi hỏi của kinh tế thị trường. Khả năng sử dụng và quản lý khoản vay của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Một số doanh nghiệp khi vay lập dự án kinh doanh hiệu quả nhưng do không tính hết sự biến động của thị trường nên khi tiến hành thi công công trình chi phí thi công tăng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

- Báo cáo tài chính của nhiều đơn vị chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là nguồn dữ liệu đầu tiên để ngân hàng căn cứ đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, báo cáo tài chính của doanh nghiệp không chính xác đã cung cấp thông tin sai lệch cho ngân hàng, gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Tình trạng bị các chủ đầu tư chiếm dụng vốn diễn ra phổ biến ở các DNXL. Sau khi hoàn thành công trình, các DNXL phải chờ thanh toán của chủ đầu tư. Việc thanh toán này thường chậm so với thỏa thuận gây khó khăn cho DNXL trong việc trả nợ ngân hàng.

- Hiện nay, các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp này vẫn có thói quen trông chờ vào nhà nước. Khi bị thua lỗ, các doanh nghiệp này thường dựa vào sự giúp đỡ của nhà nước như khoanh nợ, xóa nợ, kéo theo sự thiệt hại cho ngân hàng.

- Yếu tố đạo đức của doanh nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một số DNXL sử dụng vốn vay sai mục đích, có hành vi lừa đảo hay chây ỳ, không chịu trả nợ, gây khó khăn cho ngân hàng.

- Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát, biến động giá cả vật liệu xây dựng trên thị trường như xi măng, sắt, thép là nguyên nhân làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp xây lắp. Điển hình như đầu năm 2008, giá thép xây dựng tăng gấp đôi so với năm 2007 làm cho nhiều công trình phải điều chỉnh dự toán và bị chậm trễ trong thanh toán, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.

- Trong khoảng thời gian đầu năm 2008, do các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất cho vay, có ngân hàng sử dụng lãi suất cho vay theo tháng khiến cho nhu cầu vay vốn của các DNXL chững lại, làm giảm dư nợ đối với DNXL của ngân hàng.

- Công tác giải phóng mặt bằng cũng là một trong những vướng mắc trong quản lý đầu tư và xây dựng. Nhiều công trình đã được triển khai nhưng do quá trình giải phóng mặt bằng kéo dài, gây khiếu kiện, làm chậm tiến độ công trình, khiến cho các doanh nghiệp thực hiện thi công gặp khó khăn khi vẫn phải trả nợ ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong thời gian tới

Những định hướng của ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và cơ cấu của tín dụng trung, dài hạn nói chung cũng như hoạt động tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL nói riêng.

Dựa trên tình hình của nền kinh tế, chiến lược kinh doanh chung của toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã đưa ra những định hướng về hoạt động tín dụng đến năm 2010 như sau :

- Kiểm soát quy mô tăng trưởng tín dụng theo đúng mục tiêu đề ra (tối đa là 18%), đảm bảo tăng trưởng gắn liền với chuyển dịch cơ cấu tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn tín dụng, tăng trưởng gắn liền với chuyển dịch cơ cấu dư nợ của từng ngành kinh tế và đạt các mục tiêu tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo, tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh, tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn.

- Định hướng tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, giảm tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn, tập trung vào ngành nghề hoạt động có khả năng sinh lời, đem lại nguồn thu tín dụng lớn, bảo đảm tăng trưởng an toàn và hiệu quả. Ưu tiên cho vay các ngành kinh tế có thế mạnh, đảm bảo đầu ra và được đánh giá là ít rủi ro như thủy điện, nhiệt điện, xi măng, hạ tầng giao thông…Đẩy mạnh cho vay các ngành Việt Nam có lợi thế như chế biến xuất khẩu thủy hải sản, các loại cây công nghiệp, gia công chế biến gỗ, tàu thủy, khai khoáng…

- Xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý, giảm tỷ trọng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, tăng tỷ trọng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ,

doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thu hút khách hàng có năng lực tài chính, trình độ quản trị kinh doanh đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng, đảm bảo tăng trưởng doanh thu từ hoạt động tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, hạ thấp tỷ lệ nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ với các lĩnh vực rủi ro, xây dựng hệ thống thông tin báo cáo tín dụng kịp thời và chính xác.

- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, ngoài các sản phẩm truyền thống, nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, mở rộng quy mô khách hàng.

- Đẩy mạnh phát triển công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro, đồng thời tạo mạng lưới hoạt động rộng lớn cho ngân hàng.

Định hướng của ngân hàng đối với hoạt động tín dụng trung, dài hạn của DNXL như sau :

- Để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng thực hiện kiểm soát chặt chẽ và giảm dần tỷ trọng trong cho vay phục vụ xây lắp. Thực hiện giảm tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay đối với DNXL, giảm dư nợ cho vay quá hạn đối với DNXL.

- Tuân thủ và thực hiện linh hoạt cách thức cho vay và phương thức quản lý tín dụng đối với các DNXL, đảm bảo mục tiêu chỉ cho vay đối với các khách hàng tốt, có tín nhiệm, có đủ điều kiện tín dụng như kết quả kinh doanh có lãi, có đủ vốn tham gia dự án, có tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành…

- Tổng kết tình hình tín dụng đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, đưa ra định hướng về chính sách tín dụng, phương pháp phân tích đánh giá khách hàng, phương thức quản lý tín dụng đối với từng nhóm khách hàng.

- Xây dựng chính sách tín dụng cụ thể đối với hoạt động cho vay DNXL, hướng dẫn chi tiết về quy trình cho vay, phương thức kiểm tra, đánh giá và quản lý tín dụng để áp dụng thống nhất trong toàn ngân hàng.

Trên cơ sở định hướng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã cụ thể hóa thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Các chỉ tiêu hiệu quả

+ Chênh lệch thu chi và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 11%/năm.

+ Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định. + Phấn đấu đảm bảo chênh lệch đầu ra, đầu vào từ 3% trở lên. - Các chỉ tiêu chất lượng

+ Tỷ lệ nợ xấu < 8% tổng dư nợ. + Tỷ lệ nợ quá hạn < 4% tổng dư nợ. + Cơ cấu dư nợ / Tài sản Có < 62%. + Khả năng sinh lời ROA ≥ 1%. - Các chỉ tiêu tăng trưởng, quy mô

+ Tổng Tài sản tăng bình quân 17%/năm.

+ Nguồn vốn huy động tăng bình quân 30%/năm. + Dư nợ tín dụng tăng bình quân 21%/năm. + Thu dịch vụ ròng tăng bình quân 11%/năm. - Các chỉ tiêu cơ cấu

+ Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn / Tổng dư nợ < 35%.

+ Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh / Tổng dư nợ > 50%. + Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo / Tổng dư nợ ≥ 80%.

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội

Chính sách tín dụng là nền tảng để quản trị hoạt động tín dụng có hiệu quả. Chính sách tín dụng đặt ra mục tiêu, tham số định hướng cho cán bộ ngân hàng. Để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, nhất thiết ngân hàng phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với các hoạt động cụ thể của ngân hàng.

Để phù hợp với các đặc trưng, hoạt động cơ bản của DNXL, chính sách tín dụng cần được đổi mới và hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

* Chính sách lãi suất

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay, lãi suất là một vấn đề quan trọng để chiếm lĩnh thị phần của các ngân hàng. Mặc dù khách hàng truyền thống của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, ngân hàng đã có một số các chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp này song để đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng, ngân hàng vẫn cần xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt và đa dạng hơn.

Do những đặc trưng về chu kỳ sản xuất kinh doanh, về sản phẩm của các DNXL, ngân hàng nên đa dạng hóa các hình thức lãi suất để phù hợp với các điều kiện, đặc trưng của khách hàng. Dựa vào từng loại lãi suất và từng kỳ hạn, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn những khoản vay thích hợp, đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, trả nợ ngân hàng đúng hạn.

* Chính sách bảo đảm tiền vay

Cho vay xây lắp là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro và có nguy cơ mất vốn cao. Vì thế, việc tăng cường bổ sung biện pháp bảo đảm tiền vay là rất cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng đối với khoản vay.

Bên cạnh đó, ngân hàng có thể đa dạng các hình thức bảo đảm tiền vay. Đối với các doanh nghiệp truyền thống, có uy tín với ngân hàng, ngoài tài sản bảo đảm, ngân hàng có thể cho vay theo các hình thức bảo đảm khác như tín chấp, thế chấp. Đối với các khoản vay trung, dài hạn, ngân hàng cũng có thể cho thế chấp từ chính tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, ngân hàng cũng cần tăng cường khâu quản lý, kiểm tra thường xuyên với các tài sản được cầm cố thế chấp tránh trường hợp doanh nghiệp dùng một tài sản để thế chấp cho nhiều khoản vay ở các ngân hàng khác nhau.

* Giới hạn cho vay

Nhằm tránh việc tập trung quá nhiều vốn vào một lĩnh vực dẫn đến rủi ro cao, ngân hàng cần quan tâm tới tỷ trọng dư nợ đối với DNXL trong tổng dư nợ. Dựa trên sự phân tích, dự báo về mức độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như lĩnh vực xây lắp, ngân hàng đưa ra giới hạn tín dụng đối với DNXL, tránh tình trạng tăng trưởng quá nóng, gây mất an toàn cho ngân hàng. Hiện nay, để đảm bảo an toàn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã có định hướng giảm tỷ trọng dư nợ đối với DNXL trong tổng dư nợ, mở rộng việc đầu tư cho vay đối với các lĩnh vực ngành nghề khác. Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn đối với DNXL cũng rất cần được xem xét và định hướng để vừa tạo điều kiện cho DNXL đầu tư phát triển, vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

* Chính sách đánh giá và phân loại khách hàng

Đánh giá và phân loại khách hàng là điều kiện quan trọng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Qua đánh giá khách hàng, ngân hàng thấy được khả năng tài chính, khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng. Trên cơ sở đó, tiến hành phân loại khách hàng và có những chính sách tín dụng cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng.

Việc đánh giá, phân loại khách hàng là DNXL có thể dựa trên các yếu tố sau :

- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay

- Tình hình sản xuất kinh doanh của DNXL : ngân hàng cần thực hiện đánh giá thông qua hai chỉ tiêu là doanh thu và kết quả kinh doanh. Doanh thu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hà Nộix (Trang 57)