Khái niệm và tính chất cuả tài phán hành chính

Một phần của tài liệu khiếu kiện hành chính , lịch sử và thực trạng và thực trạng khiếu kiện hành chính ở nước ta (Trang 32 - 37)

PHÁN HÀNH CHÍN HỞ NƯỚC TA

2.1.1. Khái niệm và tính chất cuả tài phán hành chính

2.1.1.1. Khái niệm tài phán hành chính

TPHC là một vấn đề luơn tồn tại và phát triển cùng với hoạt động quản lý nhà nước. Đối với Việt Nam chúng ta, thuật ngữ “tài phán hành chính” được sử dụng khá phổ

biến trong khoảng thời gian hơn một thập niên trở lại đây. Tuy nhiên, cũng như khái niệm KKHC, cho đến nay chúng ta vẫn chưa cĩ định nghĩa pháp lý về khái niệm này . Cĩ quan điểm cho rằng TPHC là hoạt động xét xử cuả Tịa án nhằm giải quyết các tranh chấp hành chính phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước[15,Tr165], [39,Tr9 và tr16].

Cĩ quan điểm khác cho rằng TPHC là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện[16;40,Tr6], [47,Tr1]. Theo quan điểm này thì hoạt động giải quyết khiếu nại cuả các cơ quan hành chính nhà nước chính là hoạt động TPHC. Ngồi ra, hiểu theo quan điểm này hoạt động TPHC cũng cĩ thể là hoạt động cuả cơ quan cĩ chức năng xét xử các tranh chấp hành chính nhưng khơng phải là Tịa án mà là cơ quan thuộc bộ máy hành pháp. Quan điểm này tách hoạt động hành chính nhà nước thành hai mảng riêng biệt đĩ là hành chính chấp hành, điều hành (hành chính quản lý) và hành chính tài phán (tài phán hành chính).

Quan điểm thứ ba cho rằng TPHC là sự phán quyết cuả Nhà nước về các tranh chấp, vụ việc cĩ yếu tố hành chính bao gồm giải quyết các tranh chấp hành chính và xử lý các vi phạm hành chính trong quản lý nhà nước[14,Tr12-13], đĩ là:

- Hoạt động xét xử các vụ án hành chính cuả Tịa án.

- Hoạt động xét và giải quyết khiếu nại hành chính cuả các cơ quan hành chính nhà nước.

- Hoạt động xử lý vi phạm hành chính cuả các cơ quan hành chính nhà nước. Theo từ điển Hán-Việt thuật ngữ “tài phán” cĩ nguồn gốc từ tiếng la tinh là “jurisdictio” cĩ nghĩa là tổng thể những quyền hạn cuả Tịa án hoặc cơ quan hành chính về việc đánh giá khiá cạnh pháp lý cuả những sự kiện cụ thể, trong đĩ cĩ việc giải quyết các tranh chấp và áp dụng những chế tài theo luật định. Xuất phát từ thuật ngữ này, cĩ quan điểm cho rằng “tài phán hành chính” là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính (KKHC) phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan, người cĩ thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước) với cá nhân, cơ quan, tổ

chức trong xã hội do cơ quan tài phán cuả Nhà nước thực hiện theo trình tự tố tụng. Cơ quan tài phán nhà nước cĩ thể là Tịa án hoặc cơ quan nhà nước khác do pháp luật quy định. Như vậy, khái niệm tài phán rộng hơn khái niệm xét xử và khơng chỉ Tịa án mới cĩ quyền tài phán mà các cơ quan hành chính cũng cĩ thể cĩ quyền tài phán. Điều đĩ cĩ nghĩa là khơng nên đồng nhất khái niệm TPHC với hoạt động xét xử cuả Tịa án, khơng nên đồng nhất TPHC với hoạt động xét xử cuả Tịa án hành chính hoặc Tịa hành chính. Đồng thời cũng khơng nên đồng nhất TPHC với hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính cuả cơ quan hành chính nhà nước[42,Tr678-679]. Khái niệm TPHC trong luận văn này được hiểu theo nghĩa này - tức là theo nghĩa rộng của khái niệm “tài phán hành chính”.

2.1.1.2. Tính chất của tài phán hành chính

Theo chúng tơi, TPHC cĩ những tính chất sau:

Một là, tính quyền lực nhà nước:

Trong nhà nước pháp quyền, quản lý nhà nước được thực hiện bằng pháp luật, theo pháp luật. Việc bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng được thực hiện bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật[32,Tr50].

Quyền lực nhà nước thể hiện ở quyền quản lý cuả Nhà nước đối với xã hội trên cơ sở pháp luật[8,tr48]. Trong việc thực thi quyền lực nhà nước về lĩnh vực TPHC, đĩ là thực hiện chức năng xét xử. Đây là chức năng được sản sinh từ quyền tư pháp, một trong ba bộ phận cấu thành cuả quyền lực nhà nước. Thơng qua hoạt động giải quyết KKHC, các chủ thể thực hiện hoạt động TPHC ban hành các phán quyết buộc các đương sự phải thực hiện. Phán quyết cuả TPHC là phán quyết mang tính nhà nước, chứa đựng quyền lực cuả Nhà nước và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng cữơng chế nhà nước.

Bản chất cuả Nhà nước ta là nhà nước cuả dân, do dân và vì dân. Cơ quan TPHC được thành lập ở nước ta cũng là nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cuả nhân dân. Do đĩ, cơ quan TPHC cũng như cán bộ, cơng chức trong cơ quan TPHC phải cĩ thái độ đúng mực thể hiện bản chất tốt đẹp cuả Nhà nước ta. Mặt khác, hiện nay chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Hơn lúc nào hết TPHC phải bảo đảm được tính nhân đạo XHCN để hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố tiêu cực cuả kinh tế thị trường, phải tơn trọng con người, phục vụ con người, lấy mục tiêu xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, nhân đạo làm kim chỉ nam cho hoạt động cuả mình, bảo đảm cho mọi người khi tham gia tố tụng đều được bình đẳng.

Ba là, tính trọng tài:

Hoạt động TPHClà một hoạt động mang tính trọng tài để giải quyết các tranh chấp hành chính phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước. Đây là một điểm đặc trưng nhất cuả TPHC. Để bảo đảm đúng tính chất cuả TPHCvới tư cách là một hoạt động mang tính trọng tài, TPHC phải bảo đảm được các yêu cầu sau:

- Phải bảo đảm được sự độc lập: Độc lập cuả TPHC là điều kiện tiên quyết để bảo đảm tính pháp quyền và cơng bằng trong hoạt động tài phán. Với tính chất độc lập, cơ quan tài phán sẽ thực hiện chức năng cuả mình một cách độc lập trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các tình tiết theo quy định cuả pháp luật mà khơng phải bị tác động bởi bất kỳ ảnh hưởng, cám dỗ, sức ép, mối đe doạ hoặc can thiệp nào cho dù là trực tiếp hay gián tiếp. Để làm rõ vấn đề này, ta cĩ thể nêu qua một số tuyên bố tương tự về độc lập tư pháp là « Tuyên bố Bắc Kinh về các nguyên tắc độc lập tư pháp » được thơng qua bởi Chánh án tối cao của 20 nước ở Hội nghị các Chánh án tối cao khu vực Châu Á- Thái Bình Dương được tổ chức tại Bắc Kinh ngày 19/8/1995. Theo tuyên bố này, độc lập tư pháp cĩ nghĩa là : Cơ quan tư pháp quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền dựa trên sự đánh giá khách quan của mình về các sự kiện của vụ án và trình độ hiểu biết pháp luật của mình mà khơng chịu tác động sai trái, trực tiếp hay gián tiếp của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào. Cơ quan tư pháp cĩ quyền giải quyết hoặc xem xét lại đối với tất cả

các vấn đề mang tính chất tư pháp. Việc duy trì tính độc lập của cơ quan tư pháp là cần thiết để đạt được mục tiêu và thực hiện đúng chức naăng của cơ quan tư pháp trong một xã hội tự do và tơn trọng pháp quyền. Sự độc lập này cần phải được nhà nước bảo đảm, phải đượ quy định rõ trong Hiến pháp hoặc luật...[10,Tr46].

- Phải bảo đảm tính khách quan: Khách quan là một yếu tố thiết yếu để thực hiện đúng đắn các hoạt động tài phán. Điều này khơng chỉ được thể hiện thơng qua các phán quyết mà cịn phải được thể hiện trong cả quy trình để ra được phán quyết. Tính khách quan cuả TPHC địi hỏi việc giải quyết khiếu kiện phải dưạ trên cơ sở các chứng cứ, tình tiết khách quan, được thu thập một cách khách quan phù hợp với thủ tục luật định. - Phải bảo đảm cơng bằng: TPHC là hoạt động trọng tàì, do đĩ tính cơng bằng cuả hoạt động phải được đặt lên hàng đầu, cơng bằng là hạt nhân quan trọng nhất của họat động tài phán vì chính do muốn cĩ được sự cơng bằng mà người ta đã chấp nhận một người thứ 3 đứng ra để phân xử và nhờ cĩ cơng bằng mà các phán quyết tài phán mới được các bên tự giác thực hiện[41,Tr273]. Sự cơng bằng địi hỏi hoạt động tài phán phải bảo đảm đúng đắn, khơng thiên vị, khơng thành kiến hay định kiến. Cơng bằng để bảo đảm niềm tin cuả các đối tượng tham gia tố tụng, đặc biệt là niềm tin cuả người khởi kiện. Cơng bằng là yêu cầu đồng thời là điều kiện để bảo đảm việc giải quyết cuả tài phán được chính xác.

Bốn là, tính khơng vụ lợi:

TPHC được đặt ra để giải quyết các tranh chấp hành chính nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp cuả các cá nhân, cơ quan, tổ chức trước sự xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm trái pháp luật cuả quyền lực cơng. Mục đích cuả TPHC nhằm tạo ra một nền hành chính trong sạch, phục vụ tốt lợi ích cuả Nhà nước cũng như cuả tồn xã hội. Do đĩ, TPHC phải bảo đảm sự cơng tâm, trong sạch, khơng theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, khơng địi hỏi người phục vụ phải trả thù lao. Đây chính là một trong những đặc điểm cơ bản để phân biệt TPHC với các tổ chức tài phán phi chính phủ hoặc các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Nếu như mục tiêu cuả các tổ chức và hoạt động kinh

doanh là lợi nhuận và phục vụ cho những mục tiêu riêng cuả chủ sở hưũ thì TPHC chính lại được tổ chức nhằm phục vụ xã hội. TPHC tồn tại vì xã hội, vì lợi ích cuả xã hội. Tính xã hội, tính nhân dân cuả TPHC làm cho nĩ trở thành một tổ chức khơng vụ lợi.

Năm là, tính chuyên mơn hĩa, chuyên nghiệp hĩa:

Hoạt động TPHC là một hoạt động đặc biệt, hoạt động cuả nĩ tạo ra một sản phẩm đặc biệt đĩ là các phán quyết. Các phán quyết là kết quả cuả một quá trình xem xét vụ việc một cách khoa học mang tính cất chuyên mơn nghề nghiệp cao. Những người làm việc trong cơ quan TPHC phải cĩ trình độ chuyên mơn nghề nghiệp cao trên tồn bộ các lĩnh vực liên quan, phải cĩ đủ trình độ hiểu biết để cĩ thể đánh giá vấn đề một cách chính xác và đưa ra được những phán quyết hành chính đúng đắn, hợp lý, hợp pháp. Tính chuyên mơn nghề nghiệp cao là một yêu cầu bắt buộc đối với TPHC. Nĩ khơng những là địi hỏi cuả Nhà nước pháp quyền, mà cịn là địi hỏi cuả cả xã hội về một tổ chức tài phán phát triển, khoa học, văn minh và hiện đại[33,Tr38].

Một phần của tài liệu khiếu kiện hành chính , lịch sử và thực trạng và thực trạng khiếu kiện hành chính ở nước ta (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)