Thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế trong công tác đảm bảo vật t−

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về công tác quản trị vật tư tại công ty cơ khí Z179 (Trang 62 - 65)

II. Những giải pháp chủ yếu

4. Thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế trong công tác đảm bảo vật t−

Công ty cần giữ các mối quan hệ hợp tác kinh tế, kĩ thuật trong công tác đảm bảo vật t− với các đối tác cung ứng vật t− cho công ty một cách th−ờng xuyên để từ đó tiến hành trao đổi thông tin, kí kết các hợp đồng kinh tế. Dựa vào các mối quan hệ kinh tế và nghiên cứu thị tr−ờng công ty có thể xây dựng các mối quan hệ kinh tế với các đối tác khác để nâng cao hoạt động của công tác đảm bảo vật t− cho công ty. Đối với các đối tác khi có những điều thắc mắc hoặc không thoả mãn với những điều khoản trong hợp đồng kinh tế thì công ty cần có các biện pháp giải quyết hợp lý, thoả đáng để đối tác hiểu đ−ợc và để hai bên cùng có lợi, đây là một việc làm công ty th−ờng xuyên làm tốt để thắt chặt thêm mối quan hệ với các đối tác.

Hiện nay, vật t− của công ty th−ờng là vật t− nhập ngoại nh−ng lại mua thông qua các cửa hàng nhập khẩu vật t− tổng hợp nên giá cả cũng chênh lệch nhiều so với giá trực tiếp nhập từ n−ớc ngoài về. Công ty có thể khắc phục đ−ợc vấn đề này bằng cách tìm các nguồn cung ứng trực tiếp từ n−ớc ngoài và giữ vững mối quan hệ hợp tác tốt đẹp cùng họ. Để hoạt động nhập khẩu vật t− với các đối tác n−ớc ngoài diễn ra thuận lợi, cần phải giữ vững mối quan hệ hợp tác kinh tế, kĩ thuật với các hãng sản xuất kinh doanh nổi tiếng thế giới để có sự đảm bảo về chất l−ợng cho vật t− kĩ thuật đ−ợc nhập. Khi có đ−ợc mối quan hệ kinh tế với các hãng lớn thì công ty cũng có điều kiện nắm bắt đ−ợc các thông tin kinh tế, những xu thế biến động lớn trên thị tr−ờng vật t−, giúp công ty đ−a ra những ph−ơng h−ớng, biện pháp hợp lý, kịp thời để giải quyết. Điều này rất quan trọng vì ai nắm đ−ợc thông tin nhanh nhất, chính xác nhất thì ng−ời đó sẽ có lợi thế hơn, thậm chí còn quyết định đến sự thành bại trong hoạt động của công tác đảm bảo vật t− của doanh nghiệp. Khi nhập vật t− từ n−ớc ngoài, công ty nên xây dựng nhiều mối quan hệ kinh tế đối với các hãng lớn ở n−ớc ngoài sẽ giúp cho công ty có thể đ−ợc cung cấp vật t− một cách đầy đủ và đ−ợc h−ởng nhiều −u đãi. Vì vậy, trong thời gian tới công ty nên chú trọng đến việc nhập khẩu vật t− trực tiếp từ n−ớc ngoài và xây dựng các mối quan hệ kinh tế đối với các đối tác lớn ở n−ớc ngoài.

Tuy vậy, công ty vẫn phải thiết lập các mối quan hệ kinh tế đối với các đối tác trong n−ớc vì đây là nguồn cung cấp vật liệu một cách nhanh nhất cho công ty khi

có nhu cầu khẩn cấp. Tuy nhiên công ty cần nghiên cứu kĩ về mặt chất l−ợng của vật t− mà công ty nhập để đảm bảo chất l−ợng sản phẩm sản xuất ra của công ty.

Ngoài ra khi nghiên cứu thị tr−ờng, nếu công ty nhận thấy nhu cầu của thị tr−ờng về một loại vật t− mà công ty có khả năng nhập đ−ợc một l−ợng lớn thì công ty có thể chuyển h−ớng sang công tác dịch vụ cung cấp vật t− bằng cách nhập với số l−ợng nhiều hơn, một phần để sản xuất một phần để bán đi thu lợi nhuận.

5. Sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn vật t− kĩ thuật cho sản xuất

Nguồn vật t− dùng để sản xuất một l−ợng sản phẩm luôn là một số hữu hạn. Trong số hữu hạn ây, số sản phẩm đ−ợc càng nhiều thì hiệu quả sử dụng vật t− càng cao. Công tác này không chỉ là việc tiêu hao vật t− hợp lý mà còn là sự hỗ trợ của những quá trình sau nh− tổ chức quá trình sản xuất, đầu ra của doanh nghiệp…

Nội dung của công tác này là:

- Xây dựng định mức tiêu hao vật t− hợp lý, duy trì định mức tiêu hao cho tất cả các loại sản phẩm, làm căn cứ cho việc xây dựng đơn đặt hàng và tạo điều kiện cho công tác quản lý, cấp phát vật t− đ−ợc chặt chẽ, gọn nhẹ.

Trên thực tế tình trạng sử dụng lãng phí, thất thoát vật t− vẫn còn xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhà n−ớc. Vật t− không đ−ợc kiểm soát chặt chẽ, bộ phận trực tiếp sử dụng sẽ không có ý thức tiết kiệm, không đặt ra những biện pháp cụ thể để sử dụng có hiệu quả. Phân công phân nhiệm không rõ ràng, khi giá thành bị đẩy lên, chất l−ợng không đảm bảo, lợi nhuận giảm, khó khăn về tài chính, công ty không biết quy trách nhiệm cho bộ phận nào để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Xây dựng định mức tiêu hao vật t− cũng vì thế mà tạo ra một thái độ nghiêm túc cho ng−ời cấp phát và sử dụng vật t−, đồng thời góp phần làm lành mạnh bầu không khí sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên xây dựng định mức tiêu hao vật t− không phải là việc làm đơn giản song công ty cần biết kết hợp giữa kinh nghiệm và phân tích khoa học để tiếp tục duy trì.

- Tổ chức phân tích tình hình sử dụng vật t− định kì. Sau mỗi kì thực hiện, công ty tổ chức đánh giá toàn bộ quá trình cấp phát vật t−. Đơn vị thời gian có thể tính theo quý hoặc theo thời gian hoàn tất một đơn hàng…tuỳ theo mức độ biến động và sự cần thiết sau mỗi quá trình. Nội dung đánh giá bao gồm từ khâu tiếp nhận vật t−,

tổ chức cấp phát, các thủ tục, chứng từ bảo đảm tính pháp lý, đến công tác bảo quản, dự trữ, tình hình dự trữ, tồn kho. Đánh giá phải làm rõ tình hình, nêu đ−ợc mặt tốt, mặt khiếm khuyết và ph−ơng h−ớng trong thời gian tới cũng nh− những kiến nghị để rút kinh nghiệm và đ−a ra những biện pháp cải tạo kịp thời. Làm tốt công tác này, công ty sẽ đánh giá đ−ợc hiệu quả sử dụng nguồn lực, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những thiếu sót trong quá trình thực thi cũng nh− đ−a ra một định mức vật t− hợp lý nhất tạo điều kiện cho việc quản lý hệ thống sản xuất kinh doanh đ−ợc chặt chẽ, đúng đắn.

-Phát động chính sách tiết kiệm vật t− tới từng khâu, từng cán bộ công nhân viên. Chính sách tiết kiệm không thể thực hiện đơn thuần bằng cách kêu gọi ng−ời lao động không gây lãng phí nguyên vật liệu mà phải trang bị cho họ những kiến thức để thực hành tiết kiệm. Kiến thức đó chính là trình độ tay nghề của ng−ời lao động mà công ty phải biết vun đắp, duy trì và bồi d−ỡng cho nó. Có đ−ợc đội ngũ công nhân thành thạo tay nghề, công ty phải biết nâng cao ý thức lao động của họ, làm cho mọi ng−ời thấy đ−ợc rằng khi lãng phí một nguyên vật liệu họ đã làm mất đi bao nhiêu đồng vốn và sự lớn mạnh của công ty gắn liền với sự đóng góp và quyền lợi của mỗi cá nhân.

III. Kiến nghị

1. Kiến nghị với Bộ Quốc Phòng

Hiện nay, công ty cơ khí Z 179 vẫn sản xuất rất nhiều mặt hàng công nghiệp phục vụ cho công tác quốc phòng nh−ng không còn đ−ợc h−ởng những chính sách −u đãi nh− tr−ớc kia nên trên lĩnh vực sản xuất các sản phẩm này, công ty gặp một số khó khăn nhất định. Bộ Quốc Phòng nên có chế độ trợ giá cho một số loại sản phẩm Quốc phòng giúp cho công ty có thể tiếp tục sản xuất các sản phẩm này.

Bộ Quốc Phòng cần nhập một số vật t− đặc chủng phục vụ cho sản xuất nh− thép 18XT, 12 XH3T… để làm bánh răng côn xoắn phục vụ cho công tác đảm bảo an ninh quốc phòng.

Một số ngành nghề trong sản xuất các mặt hàng phục vụ cho quốc phòng có độ nguy hiểm cao, tai nạn lao động dễ xảy ra nên Bộ cần có chính sách −u đãi đối với

công nhân có tay nghề cao làm một số nghề đặc chủng nh− khoan nòng súng, nắn nòng, bắn chỉnh…

Trong nền kinh tế thị tr−ờng hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngành nghề ngày càng trở nên gay gắt. Các xí nghiệp Quốc phòng tuy đ−ợc h−ởng một số chính sách −u đãi hơn các doanh nghiệp khác nh−ng không phải là không còn khó khăn. Vì vậy, khi cần, Bộ nên dùng một số áp lực nhỏ để kéo các hợp đồng kinh tế về cho các xí nghiệp tạo điều kiện ổn định công ăn việc làm cho công nhân quốc phòng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về công tác quản trị vật tư tại công ty cơ khí Z179 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)