Chủ đề khuyên răn con ngƣời sống theo đạo lý

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 67 - 74)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Chủ đề khuyên răn con ngƣời sống theo đạo lý

Con ngƣời có thể tự chọn cho mình cách sống, cách hành xử nhƣng không ai có thể chọn cho mình cách sinh ra cũng nhƣ hoàn cảnh sinh ra. Sinh ra vào thời điểm nào - thuận lợi hay không thuận lợi, trong gia đình nào - giàu sang hay thanh bần cũng đều là “duyên trời định”. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra, trƣởng thành và “thi thố” tài năng với đời trong cảnh xã hội bất ổn, chính trị rối ren còn lòng ngƣời thì khó đoán định. Những thay đổi dữ dội ấy đã gần nhƣ đặt dấu chấm hết cho thời kỳ thịnh trị của mô hình Nhà nƣớc phong kiến.

Trƣớc tình hình đó, các nhà Nho đã tìm cách lý giải những biến đổi của đời sống. Theo họ, sự đổi thay, suy sụp của xã hội bắt nguồn từ sự suy vi của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64

đạo đức, từ tham vọng của lòng ngƣời. Con ngƣời không bao giờ thỏa mãn với hiện tại, luôn chạy theo danh lợi, vì vậy mà đã hành động trái với tự nhiên, trái với chuẩn mực đạo đức.

Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn nổi tiếng tinh thông lý học, am hiểu mọi lẽ tƣơng sinh tƣơng khắc, tuy ẩn dật mà vẫn quan tâm đến cuộc đời. Thơ ông nói nhiều đến thời - thế. Nhà thơ muốn dùng đạo lý để giải thích những biến động xã hội và giáo dục, cải tạo con ngƣời, tác động đến thời cuộc. Vì vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dùng triết lý để thuyết giải về đạo đức trong thơ mình. Mặt khác, “Phong vị riêng của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu là ở tính triết lý và giáo huấn. Một bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm thường mang một ý tứ về lẽ biến dịch, lẽ tương sinh, tương khắc, một sự răn dạy, một sự mỉa mai, chê trách, một quan niệm nhân sinh…” [13, 451]. Khi sử dụng vốn hiểu biết về lý học để giải thích thời thế, khuyên răn con ngƣời, Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng những tƣ tƣởng triết học của Nho giáo, Lão giáo…đồng thời, cũng tiếp thu lối suy nghĩ, những tri thức thực tiễn, kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân, trong đó có kho tàng tục ngữ, thành ngữ và ca dao.

Trong số 161 bài thơ Nôm của Bạch Vân quốc ngữ thi, ta thấy trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả Đinh Gia Khánh, Hồ Nhƣ Sơn, Bùi Duy Tân đã dành một mục riêng ở cuối tập thơ để tập hợp trọn vẹn những bài thơ răn dạy của Nguyễn Bỉnh Khiêm có kèm theo tiêu đề cho mỗi bài. Không chỉ có vậy, rải rác trong suốt tập thơ, lồng vào nội dung thế sự hay triết lý nhàn dật, ít nhiều ta đều thấy chủ đề khuyên răn con ngƣời sống theo đạo lý đã đƣợc nhà thơ đề cập đến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Bàn về thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vũ Khâm Lân viết: “Văn chương của ông rất là tự nhiên không gò gẫm, đơn giản mà khoáng đạt, đạm bạc mà có ý vị, đều có liên quan đến việc dạy đời” [45, 342].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65

Ở chủ đề thế sự, tác giả cho ta thấy con ngƣời trong xã hội lúc bấy giờ đã bắt đầu chạy theo danh lợi tiền tài mà dần quên đi những chuẩn mực đạo đức truyền thống. Là một ngƣời xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, mang trong mình hoài bão đem nhân nghĩa ra tái tạo lại xã hội trong một phần nào đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh những bài thơ phản ánh thực tại xã hội đƣơng thời, ông còn có những bài thơ khuyên răn giáo huấn con ngƣời những mong họ có thể sống tốt hơn, hoàn thiện hơn.

Trƣớc hết, ông khuyên mọi ngƣời sống nên lấy trung hiếu làm trọng, bởi phải giữ đƣợc tấm lòng trung, sự hiếu thảo với cha mẹ mới xứng đáng là ngƣời quân tử:

Tôi hết ngay chầu trực chúa, Con hằng thảo, kính thờ cha.

(Bài số 145)

Từ xƣa đến nay, nhân đức vẫn đƣợc coi là cái gốc của đạo lý làm ngƣời. Sống ở đời, đối đãi với ngƣời khác phải có nhân đức, lánh xa điều gian ác nhƣ vậy mới tạo phúc về sau:

Ở lành có đức hơn ở dữ,

Yêu nhau chăng đã một luân thường. Nhắn bảo bao nhiêu người ở thế,

Làm người hãy giữ đạo thường thường.

(Bài số 57)

Ở những bài khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng khuyên răn mọi ngƣời cách sống nhân ái lƣơng thiện ngay từ trong gia đình rồi ra ngoài xã hội: Phận làm con nên kính thờ cha mẹ (Tử sự phụ mẫu), là anh em không nên tranh giành nhau (Khuyến huynh đệ vật cạnh tranh), nghĩa vợ chồng phải yêu thƣơng nhƣờng nhịn (Khuyến phu đãi thê), họ hàng nên yêu thƣơng nhau, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn (Khuyến đãi tông tộc), bạn bè phải giữ chữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66

tín, không rủ rê nhau cờ bạc rƣợu chè (Khuyến đãi bằng hữu); đối với hàng xóm láng giềng phải giữ bề lƣơng thiện, không tham lam, không điêu ngoa, không cậy sang mà kiêu ngạo, cậy giàu mà khinh nghèo (Giới dĩ phú lăng bần); ông còn khuyên ngƣời ta đừng “sùng Phật vô ích” (Giới sùng Phật vô ích)…Nhƣ vậy, đối với từng mối quan hệ cụ thể, từng chức phận của mỗi ngƣời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đều có nội dung khuyên, cách khuyên phù hợp, thấu tình đạt lý. Không chỉ có vậy, theo ông, tranh đua không phải là việc tốt, nó trái với lối sống tự nhiên của con ngƣời, vì nó đƣa con ngƣời đến chỗ tham lam, không làm đƣợc điều thiện, tốt nhất nên lấy lòng thƣơng ngƣời mà đối đãi với đồng loại hơn là việc hằn học, tranh giành:

Ở thế khá yêu là của khó, Đời có ai dễ kém chi ai.

(Bài số 62)

Con ngƣời cần tránh thói tự phụ, tự mãn. Có tài cũng chớ nên cậy tài bởi nói đến tài là nói đến hơn thua mà ở đời ai dám khẳng định mình hơn hẳn hay tự nhận mình thua hẳn. Ai cũng có “phần” của mình, giằng co đƣợc thua chỉ thêm nhọc lòng nản chí:

Chớ chê người ngắn cậy ta dài, Dù kém dù hơn ai mặc ai. Vị nó có bùi không có ngọt, Thức kia chày thăm lại chày phai.

(Bài số 69)

Cho nên phải biết nhƣờng nhịn khi giao tiếp, bởi sự hiếu thắng chỉ khiến cho lòng đố kị đƣợc dịp dâng cao:

Chửa dễ ai là bụt Thích Ca,

Mọi điều nhân nghĩa nhẫn thì qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67

Sống ở đời còn phải biết “dĩ hòa vi quý”, nên hòa hợp hơn là đối đầu:

Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu, Làm chi cho có sự đôi co.

Chữ rằng: nhân dĩ hòa vi quý, Vô sự là hơn kẻo phải lo.

(Bài số 72)

Con ngƣời còn phải biết bình tĩnh chịu đựng trƣớc những sự thăng trầm, thử thách của thời thế. Bởi chính trong sự “Khó khăn mới biết người quân tử”, và trong “Nghèo hiểm mới hay tiết trượng phu”. Riêng đối với ngƣời quân tử, phải giữ cho mình trong sạch để có một cuộc sống thanh thản, bình lặng:

Lòng vô sự, trăng in nước, Của thảng lai, gió thổi hoa.

(Bài số 31)

Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, lẽ nhân sinh cũng nhƣ lẽ tự nhiên hễ đã có biến thì có dịch, có biến thì có hóa, không có điều gì là vĩnh cửu bất biến ngoài đạo trời:

Hoa càng khoe nở, hoa nên rữa, Nước chứa cho đầy nước ắt vơi.

(Bài số 48) Và:

Mới biết doanh hư đà có số, Ai từng dời được đạo trời?

(Bài số 48)

Ngƣời quân tử nên chủ động làm điều lành cho mọi ngƣời, không nên tham tiếc công danh, bạc tiền bởi vinh hoa phú quý chỉ là vật ngoài thân, có rồi lại không, không rồi lại có:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68 Có chẳng giữ giàng, không chẳng lụy,

Được chăng háo hức, mất chăng âu.

(Bài số 28)

Cái cốt nhất cần giữ lại ở đời là sự thanh thản, nhàn nhã trong tâm hồn:

Dửng dưng mọi sự nay ngoài hết, Nhàn một ngày là tiên một ngày!

(Bài số 10) Hay:

Ngày ngày tiêu sái nhàn vô sự, Tuy chửa là tiên, ấy ắt tiên.

(Bài số 22)

Bạch Vân quốc ngữ thi là tập thơ tiêu biểu cho sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thấm đẫm chất giáo huấn. Đó cũng là một dụng ý của ông. Bởi với “tấm lòng tiên ưu đến già chưa thôi”, ông luôn luôn trăn trở trƣớc thế sự đổi thay, những giá trị đạo đức “dần dần mất thiêng”. Ông muốn giữ gìn thế đạo, muốn đƣa dân chúng trở lại với phong tục tốt đẹp mà bao đời nay các thế hệ đã gìn giữ. Những vần thơ khuyên răn của ông không khiến chúng ta có cảm giác “lên gân” mà nhƣ lời tâm sự của ngƣời đi trƣớc với ngƣời đi sau, nhẹ nhàng đấy mà vẫn đầy sức nặng. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thẳng vào lòng ngƣời, gợi mở cho độc giả biết bao ngẫm ngợi, suy tƣ về quy luật tồn sinh của tạo hóa, về lẽ sống, lẽ đời. Ông đã thắp sáng tâm hồn con ngƣời bằng ngọn lửa của chiều sâu triết lý, chiêm nghiệm, bằng khát vọng sống “nhàn tâm hướng thiện”. Lời khuyên răn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đến tận hôm nay vẫn còn âm vọng trong tâm hồn bạn đọc.

* TIỂU KẾT

Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm là thơ văn của một nhà Nho yêu nƣớc, thƣơng dân, quan tâm sâu sắc đến thời cuộc đồng thời chứa chan và sâu nặng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69

tình yêu thiên nhiên cảnh vật. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung, Bạch Vân quốc ngữ thi nói riêng đã phản ánh một phần nào đó tình trạng bế tắc của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI cũng nhƣ thể hiện cái chí cái tâm của một ông Trạng vốn nổi tiếng “tinh thông mọi điều”.

Nguyễn Bỉnh Khiêm ở vào thời kỳ đầu của giai đoạn phong kiến suy tàn, trên bình diện một nhà thơ, ông là tác gia quan trọng của nền văn học trung đại. Ông đã đƣa vào văn học những nội dung vừa có tính chất hiện thực thể hiện thái độ phê phán những điều xấu xa của xã hội phong kiến vừa có tính chất lý tƣởng thể hiện tấm lòng tha thiết với cảnh vật đất nƣớc và nguyện vọng về một nền chính trị tốt đẹp, một cuộc sống thái bình an lạc cho nhân dân.

Bạch Vân quốc ngữ thi là một tập thơ đa chủ đề. Ở đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm quan tâm nhiều đến nhân tình thế thái, những sự đổi thay của cảnh đời, lòng ngƣời. Trƣớc thói đời đen bạc, con ngƣời cầu công danh, chạy theo tiền tài, địa vị mà dần đánh mất đi những chuẩn mực đạo đức vốn có, ông đã viết lên những vần thơ để khuyên răn giáo huấn con ngƣời với mong muốn họ sẽ sống “tốt nết” hơn. Tập thơ còn là nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi gắm tƣ tƣởng nhàn tản, ƣu du cũng nhƣ tình yêu thiên nhiên, niềm vui, niềm hạnh phúc khi đƣợc sống giữa thiên nhiên.

Với riêng tập Bạch Vân quốc ngữ thi, qua những nội dung chủ đề mà ông đề cập đến, chƣa tính đến những sáng tác bằng chữ Hán khác, chúng ta đã thấy ở nhà văn hóa, nhà tƣ tƣởng, nhà chính trị, bậc hiền triết và nhất là nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một tầm tƣ tƣởng, một tầm trí tuệ và một tình yêu cuộc sống nồng nàn nhƣng không hề phô trƣơng mà ít ai có đƣợc.

Ngày nay, khi nhìn nhận lại thơ quốc âm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta không chỉ kính phục phẩm cách, trí tuệ, tấm lòng của một con ngƣời mà còn thấy đƣợc những đóng góp quan trọng của ông cả về phƣơng diện nội dung chủ đề lẫn phƣơng diện ngôn ngữ đối với nền văn học Nôm của dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI

CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)