Chủ đề nhàn dật

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 48 - 54)

7. Cấu trúc luận văn

2.1 Chủ đề nhàn dật

Triết lý nhàn dật đã có một lịch sử khá lâu đời, xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc và trở thành một kiểu ứng xử của các nhà Nho không thỏa mãn với hiện thực. Có thể họ bất mãn với thể chế chính trị, chán ghét xã hội đầy rẫy sự xấu xa giả dối; cũng có thể họ mang trong mình một khát vọng sống riêng biệt, không màng tới công danh phú quý, cho nên họ chọn cách sống cô đơn, khép kín để đƣợc thanh nhàn, để giữ gìn sự trong sạch của tâm hồn. Những tên tuổi nhƣ: Bá Di, Thúc Tề, Đào Tiềm…là những nhân vật tiêu biểu cho triết lí nhàn dật theo kiểu “lánh đục về trong”.

Nền văn hóa nƣớc ta chịu ảnh hƣởng lớn của văn hóa Trung Hoa. Suốt thời kỳ trung đại, chúng ta không chỉ chịu sự tác động mạnh mẽ của những tƣ tƣởng chính thống Nho giáo mà còn có sự du nhập các quan niệm hành xử của Nho sĩ Trung Hoa trƣớc sự thay đổi của thời cuộc. Từ đó, đƣa đến một hệ quả, tầng lớp Nho sĩ Việt thƣờng có hai kiểu ứng xử cơ bản: một loại Nho sĩ hành đạo, tích cực hoạt động để thay đổi chính sự; một loại Nho sĩ chọn con đƣờng ẩn dật, cao đạo, giữ gìn tiết tháo.

Thế kỷ XVI, với sự thăng trầm của đời sống chính trị, chế độ phong kiến Việt Nam bƣớc vào thời kỳ suy thoái, giai cấp phong kiến không còn tác dụng tích cực đối với lịch sử dân tộc, các mâu thuẫn xã hội ngày càng bộc lộ rõ, cùng với nó là sự bất lực của nhà nƣớc phong kiến. Đặc điểm thời đại đó tác động mạnh vào tầng lớp nho sĩ trí thức đƣơng thời, đặt họ trƣớc những trăn trở lựa chọn dữ dội của nhân cách, lối sống. Điều này chi phối và tạo nên diện mạo riêng, phong phú, đa dạng và phức tạp của thơ văn thế kỷ XVI.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45

Là nhà thơ lớn của giai đoạn này, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại một sự nghiệp văn chƣơng tiêu biểu cho khuynh hƣớng “ẩn dật”, mà từ trong đó toát lên chiều sâu của triết lý chữ “Nhàn”.

Trong các chủ đề chính mà Bạch Vân quốc ngữ thi đề cập đến, số lƣợng các tác phẩm đề cập đến triết lý “nhàn” xuất hiện nhiều hơn cả (khoảng 50 bài). Điều đó cho thấy chữ “nhàn” trong triết lý “nhàn dật” chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong Bạch Vân quốc ngữ thi nói riêng và trong thơ văn cũng nhƣ tƣ tƣởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung.

Xét trong tiến trình văn học trung đại, Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là ngƣời đầu tiên quan tâm đến triết lý “nhàn dật” và đƣa chữ “nhàn” vào trong thơ của mình. Nhƣng cho đến Nguyễn Bỉnh Khiêm thì chữ “nhàn” xuất hiện trong thơ ông với một sắc thái biểu hiện rõ nét, sâu sắc hơn cả, soi sáng quan niệm sống của một nhà Nho ƣu thời mẫn thế, muốn đem “sở học” của mình “phù nghiêng đỡ lệch”, hành đạo cứu đời nhƣng chƣa thực hiện đƣợc.

Thế kỷ XVI, nền Nho học nƣớc ta ảnh hƣởng và mang dấu ấn của Tống Nho một cách sâu sắc. Thế giới quan và nhân sinh quan đạo Nho, đạo Lão hoà trộn, đặc biệt là trong tƣ tƣởng của những nhà nho ẩn dật, lánh đời. Sự thể hiện phong phú và phức tạp của triết lý “nhàn dật” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung và trong thơ Nôm nói riêng đã thể hiện điều đó.

Sống gần trọn một thế kỷ giữa đất nƣớc điêu tàn vì nội chiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải chứng kiến thế sự vùn vụt đổi thay, thiên hạ đại loạn, muôn dân lầm than. Năm 45 tuổi ông mới ra ứng thí, thi đỗ Trạng Nguyên, tiếp theo làm quan tám năm với khát vọng “kiêm kế thiên hạ”, nhƣng cục diện xã hội đã không thể cứu vớt. Vua trẻ Mạc Đăng Doanh mất sớm, thời kỳ tƣơng đối ổn định kéo dài không đƣợc bao lâu đã bị phá vỡ. Trƣớc tình hình đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về ở ẩn. Mang khát vọng “kinh bang tế thế” của nhà Nho hành đạo, vì thời thế mà không đạt đƣợc chí nguyện, ông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46

phải lui về chọn lấy con đƣờng “độc thiện kỳ thân” để giữ đƣợc mình, “lánh đục về trong”, thảnh thơi vui thú với thiên nhiên nhƣng kỳ thực đáy lòng không bao giờ yên tĩnh. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng tổng kết tóm tắt hành trình sống và con đƣờng sáng tác thơ của mình rằng: “Ta lúc nhỏ được sự giáo dục của gia đình, lớn lên làm quan (…), lúc về già chí thích nhàn dật, lấy cảnh núi non, sông nước làm vui (…) hoặc là ca tụng cảnh đẹp của sơn thủy hoặc là vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thay thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí” [website, 5].

Nhƣ vậy, ngoài lí do những mâu thuẫn xã hội gay gắt không thể giải quyết đƣợc, khiến cho Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng giống nhƣ một bộ phận nho sĩ trí thức lúc bấy giờ, lui về ở ẩn, quay lƣng lại với phú quý công danh, tìm hạnh phúc nơi cuộc sống an bần, cũng còn có cái chí thích sống nhàn dật nằm trong bản tính của nhà thơ.

Theo số liệu của cuốn Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm do Đinh Gia Khánh, Hồ Nhƣ Sơn, Bùi Duy Tân biên soạn thì thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm tập hợp đƣợc 161 bài. Trong số đó có hơn 50 bài đề cập đến triết lý “nhàn dật”. Ở mỗi bài, triết lý đó có sự thể hiện một cách cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, điểm nổi bật trong triết lý “nhàn dật” của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những nét cơ bản sau:

Trƣớc hết cái “nhàn” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm hƣớng tới ca tụng chính là một hình thức của thái độ vô vi trong đạo Lão. Nguyễn Bỉnh Khiêm “nhàn” là để thuận theo cái đạo của tự nhiên và xã hội. Cuộc đời làm quan với nhà Mạc, chứng kiến bao cuộc đổi thay có lẽ đã giúp ông ngộ ra rằng: thế sự thăng trầm là sự tất nhiên, không ai có thể thay đổi đƣợc, cho nên ông về ở ẩn để:

Thấy dặm thanh vân bước ngại chen,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47

(Bài số 8)

Dửng dưng mọi sự nay ngoài hết,

Nhàn một ngày là tiên một ngày.

(Bài số 10)

Được thua thấy đã ắt nhiều phen, Để rẻ công danh đổi lấy nhàn.

(Bài số13)

Nhƣng khi xem xét kĩ, cái “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm không có nội dung hoàn toàn trùng khớp với tính chất vô vi của Lão Tử. Cái “nhàn” của nhà thơ là sự chờ đợi của một ngƣời am hiểu việc đời và biết cách hành động để giữ gìn đạo “hiếu trung” chờ thời cơ đến:

Người nhiều hầu hạ nên thanh quý, Ta ít bon chen ấy tiện nhàn.

Giữ đạo hiếu trung là của báu, Miễn qua ngày tháng phận ta an.

(Bài số 70)

Vàng bạc thua người nên chúng rẻ, Áo cơm kén bạn có ai nhường. Thanh nhàn ta miễn yêu đời chốn, Mặc kẻ khôn ngoan, kẻ đảm đương.

(Bài số 92)

Đúng nhƣ lời Phan Huy Chú, Nguyễn Bỉnh Khiêm trƣớc khi ra làm quan thì “rong chơi nhàn nhã hơn 40 năm mà không ngày nào quên đời; lòng lo thời thương đời thể hiện ra ở văn thơ” [45, 360]. Sau khi cáo quan về ở ẩn, ông vẫn luôn trăn trở, canh cánh một nỗi lo đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tự nói về mình:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48

(Bài số 1) Cho nên :

Mới hay nhàn, bỗng phải lo.

(Bài số 30)

Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống “nhàn” còn là sống có hạnh phúc, đƣợc tự làm chủ bản thân, ung dung tự tại:

Già đã khỏi áng công danh, Tự tại, nào âu lụy đến mình.

(Bài số 15) Hoặc:

Đến chốn nào vui chốn ấy, Dầu ta tự tại, có ai han.

(Bài số 23)

Nhƣ vậy, “nhàn” là lối sống của bậc hiền nhân gắn liền với tự tại vốn là triết lý tự do cá nhân bắt nguồn từ Phật giáo. Đề xƣớng lối sống tự do, tự tại là Hàn Dũ (768 – 824), một nhà văn lớn đời Đƣờng ở Trung Quốc. Đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, triết lý tự tại đã đƣợc cải tạo theo hƣớng Lão – Trang thích ứng với tƣ tƣởng Nho giáo và trở thành triết lý “nhàn dật” nhƣ đã nói ở trên.

Nguyễn Bỉnh Khiêm đến với chữ “nhàn” còn là đến với một niềm vui sống thực sự, có sự hòa hợp giữa thể xác và tâm hồn, giữa nhà thơ với thiên nhiên trên cơ sở hiểu đƣợc cội nguồn cái đẹp chân chất của sự sống:

Hoa nở luống hay tin gió,

Đầm thanh còn thấy bóng trăng.

(Bài số 19)

Trăng thanh gió mát là tương thức, Nước biếc non xanh ấy cố tri.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49

Triết lý “nhàn dật” theo quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn gắn liền với cuộc sống giản dị thanh bạch, làm bạn với sách vở, với thơ rƣợu, xa lánh chốn phồn hoa đua chen. Cảnh nhàn chính là cảnh “vô sự”, vui hƣởng lạc thú của thiên nhiên:

Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dù ai vui thú nào. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu đến cội cây ta sẽ nhắp, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Bài số 79) Hay nhƣ:

Bàn cờ cuộc rượu vầy hoa trúc, Bó củi cần câu trốn nước non. Nhàn được thú vui hay mấy nả, Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon.

(Bài số 32)

Nhƣ vậy, trƣớc thế cục rối ren, triều chính nhũng loạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lấy “nhàn” để thể hiện thái độ phản ứng của mình. Nhƣng phản ứng của ông khác xa với cái phản ứng của Bá Di, Thúc Tề. Hai ngƣời đó lánh đời là để chăm lo cái danh tiết của mình, cái tiếng “trung” của mình chứ không phải lo cho muôn dân bách tính. Nguyễn Bỉnh Khiêm không “trung” với một ông vua cụ thể nào, ai làm vua không quan trọng, miễn là dân đƣợc no ấm, yên vui. Ông mong mỏi một minh quân nhƣng tâm nguyện không thực hiện đƣợc nên ông mới quyết định chọn lối sống ẩn dật. Chính vì vậy, Nguyễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50

Bỉnh Khiêm không lánh vào núi cao rừng sâu, mà ở ẩn ngay giữa đồng bằng, lập am Bạch Vân, dựng quán Trung Tân, ngày ngày sống gắn bó với nhân dân, vui cái vui đời thƣờng của dân chúng. Thế nên không chỉ so mình “nhàn” với những ngƣời “vất vả công danh”, ông còn so mình “nhàn” với những ngƣời “gồng gánh, lầm than” nữa:

Người gồng gánh kẻ lầm than Ta biết so ta kể thực nhàn.

(Bài số 151)

Đó là tấm lòng ƣu ái đặc biệt của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với cuộc đời và con ngƣời.

Chữ “nhàn” trong Bạch Vân quốc ngữ thi tiêu biểu cho triết lý “nhàn dật” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triết lý ấy bắt đầu bằng sự hiểu biết của ông về quy luật tự nhiên, quy luật vận động của xã hội (theo quan điểm của nền lý học Tống Nho). Và tiếp đó là sự biểu hiện của tƣ tƣởng “nhàn” mà từ lâu ông hằng ấp ủ, sau nữa ông tìm đến triết lý “nhàn” nhƣ một cách thức để giữ cho mình niềm tin tƣởng, mong chờ sự trở lại của thời Nghiêu Thuấn, “tôi hiền, chúa thánh minh”.

Chọn cho mình chữ “nhàn” nhƣng ông vẫn canh cánh: “Tấm lòng lo trước thiên hạ đến già chưa thôi” (Tự thuật, bài số 5). Cho nên cái triết lý “nhàn dật” ấy ít có màu sắc tiêu cực mà phần nhiều thể hiện những băn khoăn, trăn trở đầy trách nhiệm với dân với nƣớc, là nỗi đau xót của nhà thơ trƣớc cuộc đời. Nội dung triết lý “nhàn dật” trong Bạch Vân quốc ngữ thi nói riêng cũng nhƣ thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung tự nó đã là một giá trị đích thực xác định rõ cá tính sáng tạo của một nhà thơ không chỉ am tƣờng vốn văn hoá cổ mà còn có những nét riêng mới mẻ so với các nhà thơ khác.

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)