Yêu cầu nội tại của đời sống văn học

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 45 - 48)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Yêu cầu nội tại của đời sống văn học

Cho đến trƣớc thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm, văn thơ trung đại đã có một bề dày truyền thống với một số tên tuổi tiêu biểu của thơ văn Lý – Trần và sau này là Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn…Thời kỳ nào cũng vậy, văn học đều mang hơi thở cuộc sống, phản ánh những điều thiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42

thân của cuộc sống con ngƣời. Xuôi theo tiến trình nền văn học trung đại, đến giai đoạn này tồn tại ba khuynh hƣớng sáng tác chủ yếu. Thứ nhất là khuynh hƣớng văn học yêu nƣớc. Tác phẩm mang chủ đề yêu nƣớc phát triển liên tục với số lƣợng khá nhiều, nhƣng tập trung hơn cả là vào các đề tài vịnh sử, đi sứ và miêu tả phong vật đất nƣớc. Khuynh hƣớng thứ hai là khuynh hƣớng văn học thỏa mãn với hiện thực và tụng ca các vƣơng triều. Đây là khuynh hƣớng lớn của văn học viết trong suốt thời kỳ phong kiến, đỉnh cao là vào nửa sau thế kỷ XV. Tuy nhiên, sang thế kỷ XVI nó không còn chiếm ƣu thế nữa. Khuynh hƣớng thứ ba là khuynh hƣớng ẩn dật. Đây là một trong những khuynh hƣớng có tính chất chủ đạo của giai đoạn này.

Do tính chất phức tạp của thời đại (thế kỷ XVI- XVII), tình hình sáng tác văn học cũng có sự thay đổi. Bên cạnh một số tác phẩm có nội dung thỏa mãn với hiện thực, bảo vệ chính sách của Nhà nƣớc phong kiến ngày càng ít đi, số lƣợng các tác phẩm bộc lộ sự bất mãn với thời cuộc xuất hiện ngày một nhiều cùng với sự xuất hiện của hàng loạt những tác phẩm của các danh sĩ ca tụng lối sống nhàn tản, ẩn dật. Đây là kết quả tất yếu của yêu cầu thời đại đối với sứ mệnh phản ánh hiện thực, phản ánh tƣ tƣởng, tình cảm của con ngƣời.

Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm chịu ảnh hƣởng trực tiếp của hai khuynh hƣớng: khuynh hƣớng văn học yêu nƣớc và khuynh hƣớng ẩn dật. Đây cũng là hai khuynh hƣớng chính của thời kỳ này. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác gia có khuynh hƣớng ẩn dật, nhƣng vẫn có thể nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tƣ cách một nhà văn yêu nƣớc. Có lẽ vì vậy mà trong Bạch Vân quốc ngữ thi của ông, ta thấy có hiện tƣợng đa chủ đề, tạo nên sự phong phú và đa dạng về nội dung tƣ tƣởng, mở ra những phƣơng diện mới trên con đƣờng chiếm lĩnh và phản ánh đời sống của nhà văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43

* TIỂU KẾT

Trong nền văn học trung đại, tiếp sau Nguyễn Trãi, có thể nói Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác gia tiêu biểu và có nhiều đóng góp hơn cả. Ông là một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Tài năng và nhân cách của ông có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến gần suốt cả thế kỷ XVI - thế kỷ với những biến động lớn lao trong lịch sử đất nƣớc. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri, ngƣời thầy, ngƣời mà các vua chúa đƣơng thời phải kính sợ tôn là bậc phu tử. Là ngƣời Việt có lẽ ít ai không biết đến đại danh Trạng Trình - Ông trạng giỏi việc chính sự, giáo dục và tinh thông lý số. Nhƣng trƣớc hết phải khẳng định rằng, nổi bật trên tất cả, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ, ngƣời đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học dân tộc.

Bạch Vân quốc ngữ thi là tập thơ tiêu biểu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chứa đựng nhiều tƣ tƣởng, quan niệm sống của ông. Các vấn đề mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến trong tập thơ này ít nhiều chịu ảnh hƣởng của các khuynh hƣớng sáng tác trƣớc đó và cùng thời nhƣ: vấn đề chính sự, lý tƣởng sống của các bậc nho sĩ ƣu thời, mẫn thế…Cộng với tài năng của một con ngƣời lỗi lạc có phong cách thanh cao của một bậc danh sĩ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phần nào hoàn thiện và làm phong phú hơn hệ thống chủ đề mà thơ văn giai đoạn trƣớc đã đề cập đến, góp phần mở ra những phƣơng diện phản ánh cuộc sống và con đƣờng tƣ duy nghệ thuật mới mẻ cho các tác giả giai đoạn sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44

CHƢƠNG 2

CÁC CHỦ ĐỀ NỔI BẬT TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)