Nguyễn Bỉnh Khiêm Bậc cao sĩ

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 42 - 45)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nguyễn Bỉnh Khiêm Bậc cao sĩ

Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra và lớn lên giữa lúc nhà Lê đã suy đốn và bị nhà Mạc cƣớp ngôi. Tuy là ngƣời rất tài trí nhƣng thời trẻ Nguyễn Bỉnh Khiêm không tham gia vào con đƣờng thi cử - hoạn lộ. Do nhiều ngƣời khuyên nhủ nên năm 45 tuổi ông mới đi thi và đỗ Trạng nguyên (Năm 1535). Sau đó, ông ra làm quan cho nhà Mạc. Ông là ngƣời trung chính, liêm khiết, không chịu bó buộc luồn cúi, không chịu sa vào vòng danh lợi. Làm quan đƣợc 8 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhƣng không đƣợc vua nghe nên cáo quan về ở ẩn năm 1542. Do thời thế vô cùng rối ren, phức tạp, dù có lƣơng tâm, ý chí và học vấn nhƣng ông vẫn không thể góp phần xoay chuyển đƣợc cục diện chính trị để đem lại hòa bình, thống nhất cho đất nƣớc và cuộc sống an lạc cho nhân dân. Ông dồn mọi nỗ lực vào sự tu dƣỡng phẩm chất trong sạch cho bản thân giữa một xã hội mà ông cho là “lầm đục”.

Treo ấn từ quan, nhà thơ đã tìm về với cuộc sống yên bình nơi thôn quê, ông đã tìm thấy sự thanh thản, tĩnh lặng của tâm hồn:

Sôi măng trúc đắng, thèm thay thịt, Rủ áo sô tô, lạnh kẻo chiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 Cửa chăng xe ngựa bởi khô quyền.

Ngày ngày tiêu sái nhàn vô sự, Tuy chửa là tiên, ấy ắt tiên.

(Bài số 22)

Cũng nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm thấy đƣợc thú vui ở cuộc sống nơi thôn quê. Ông luôn làm bạn với thiên nhiên, với gió trăng mà thƣởng thức “thi tửu”:

Tính thơ dại cũ hãy còn đeo, Nẻo được nhàn thì kẻo có nghèo. Bến nguyệt thuyền kề hai bãi mía, Am mây cửa khép một cần pheo. Cá tôm tối chác bên kia bến, Củi đuốc ngày mua mé nọ đèo. Khách đến hỏi: nào song viết? Nữa rằng: còn một túi thơ treo.

(Bài số 35)

Ông đã sống những ngày ẩn dật vui vẻ biết chừng nào. Tuy cuộc sống có đạm bạc nhƣng ông lại thấy đầy lạc thú:

Bàn cờ, cuộc rượu vầy hoa trúc, Bó củi cần câu trốn nước non Nhàn được thú vui hay mấy nả, Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon.

(Bài số 32)

Khác với các nhà ẩn sĩ đời trƣớc nhƣ: Bùi Tông Hoan, Trần Quang Triều, Trần Hiệu Khả.. ngoài những lúc nhàn dật bầu bạn với thiên nhiên, những thú chơi tao nhã, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất quan tâm đến cuộc sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40

thƣờng nhật của ngƣời dân quê. Ông sống hòa mình với làng quê, với nếp sinh hoạt của họ:

Bếp chè hâm đã, sôi măng trúc, Nương cỏ cày thôi, vãi hạt bông. Cửa vắng ngựa xe, không quýt ríu, Cơm no tôm cá kẻo thèm thuồng

(Bài số 41)

Những ngày sống ẩn dật là những ngày vui vẻ thƣ thái của nhà thơ. Nhìn vào cuộc sống tƣơi vui đó, ta tƣởng nhà thơ đã quên hết chuyện đời thế sự. Nhƣng không, hơn bao giờ hết, nhà thơ vẫn rất quan tâm đến những biến động của thời cuộc. Ông đau xót khi thấy trong xã hội toàn cảnh bon chen, lật lọng mà thiếu đi sự công bằng. Sống trong xã hội này, con ngƣời đã làm mất đi vẻ đẹp của tâm hồn, họ chỉ còn là những kẻ cơ hội lợi dụng lẫn nhau:

Thế gian biến cải, vũng nên doi, Mặn lạt, chua cay lẫn ngọt bùi. Còn bạc còn tiền còn đệ tử, Hết cơm, hết rượu hết ông tôi. Xưa nay đều trọng người chân thật, Ai nấy nào ưa kẻ dãi bôi.

Ở thế, mới hay người bạc ác, Giàu thì tìm đến, khó tìm lui.

(Bài số 71)

Tuy vậy, ông vẫn rất tin vào cái bản chất lƣơng thiện vốn có ở trong mỗi con ngƣời. Vì thế, ông không ghét bỏ họ mà càng xót thƣơng cho chúng sinh hơn. Ông tìm cách khuyên bảo mọi ngƣời, giúp họ gạt bỏ đƣợc những thói xấu, trở thành những con ngƣời chân thật và nhân hậu. Ông muốn tất cả sống sao cho đúng đạo lý, cƣơng thƣờng: con thờ cha mẹ, chồng thƣơng vợ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41

anh em không tranh giành nhau…Những điều này đã đƣợc nhà thơ nói rõ trong chủ đề khuyên răn con ngƣời sống theo đạo lý:

Ngẫm đạo làm con ở rất nan, Ở cho lọn đạo mới là ngoan… Dầu giận hờn, càng kính thuận, Vâng sai khiến, dám phàn nàn. Chữ rằng chưa dễ đền ơn nặng, Lọ nỗi riêng tây theo thế gian.

(Bài số 147) Hoặc:

Cùng đội sinh thành một cửa ra, Anh em trời đã thực cho ta.

Giúp nàn, chống rẻ cùng nương cậy, Biết kính hay yêu, miễn thuận hòa…

(Bài số 148)

Đây chính là một nét rất riêng của ẩn sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dù đi ở ẩn nhƣng ông không ngoảnh mặt lại với cuộc đời, vẫn rất quan tâm và sẵn sàng làm mọi thứ nếu “đời” cần đến. Chỉ cần không phải lao vào vòng danh lợi, không làm hoen ố thanh danh của một nhà nho chí sĩ thì ông sẵn sàng làm mọi thứ để giúp ích cho đời.

Với nhân cách và phẩm chất cao đẹp của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là bậc cao sĩ muôn đời đƣợc ca tụng.

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)