Đặc điểm tự kiểm soát và tự đánh giá

Một phần của tài liệu đặc điểm nhân cách của phạm nhân (Trang 35 - 37)

1. đặc điểm nhân cách của phạm nhân

1.1.4. Đặc điểm tự kiểm soát và tự đánh giá

Đặc điểm này đợc đánh giá theo mức đo của các yếu tố: G (hành vi theo chuẩn mực, lý tính- hành vi cảm tính), Q3 (tự kiểm soát thấp- tự kiểm soát cao) và MD (tự đánh giá).

Điểm cao ở yếu tố G (7.86), cho thấy phạm nhân thể hiện sự kiểm soát từ bên ngoài khá rõ nét, sự tuân thủ các chuẩn mực và các nguyên tắc hành vi một cách có ý thức. Tuy nhiên, đây chỉ là sự điều tiết hành vi theo lý tính, theo nguyên tắc một cách có ý thức, còn thực chất lại không phải nh vậy. Sự kiểm soát hành vi từ bên trong, kiểm soát bằng nội lực của bản thân chỉ biểu hiện ở mức độ bình th- ờng. Điểm trung bình ở yếu tố Q3 cho thấy rõ điều đó. Điểm cao ở yếu tố G cũng đã chỉ ra rằng, phạm nhân là những ngời có tính kiên trì trong việc đạt đợc mục đích, tính chính xác, tính trách nhiệm và mang khuynh hớng thiết thực.

Yếu tố Q3 (6.73) cho thấy sự tự kiểm soát thấp- tự kiểm soát cao chỉ ở mức trung bình. Điều này cho thấy việc kiểm soát hành vi từ bên trong của chính bản thân phạm nhân chỉ là bình thờng trong thời gian họ đang chịu sự kiểm soát, giáo dục của trại giam.Vì thế khi sống ngoài xã hội, không có sự kiểm soát chặt chẽ

của một cá nhân hoặc một nhóm nào thì hành vi của phạm nhân sẽ bộc lộ rõ nét theo xu hớng lệch chuẩn. Điều này có thể đợc lý giải xuất phát từ nhận thức của phạm nhân. Nhìn chung, đại đa số các phạm nhân có sự nhận thức lệch lạc về các chuẩn mực xã hội (đạo đức, pháp luật) ở dạng không thừa nhận hoặc không hiểu biết đầy đủ về hệ chuẩn mực chính thống. Hành vi phạm tội của họ thờng bắt nguồn từ đó hoặc hành động theo chuẩn mực lệch lạc mà họ đã lựa chọn.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy rằng phạm nhân tự đánh giá mình t- ơng đối cao. Yếu tố MD (7.50) đã biểu hiện sự tự đánh giá của phạm nhân về chính họ, về khả năng cao hơn mức vốn có của họ. Điều đó càng làm cho họ cảm thấy bực bội do thua kém mọi ngời xung quanh. Đây cũng là nguyên nhân của các hoạt động nhằm tự khẳng định mình, ganh đua nhau để dành vị trí thủ lĩnh trong tập thể phạm nhân. Việc phạm nhân không đánh giá đúng mình sẽ gây cản trở cho họ trong cuộc sống cũng nh trong công việc. Vì thế họ không tự điều chỉnh đợc hành vi của bản thân và càng gặp nhiều thất bại trong cuộc sống hơn.

Có thể nói rằng các ĐĐNC luôn tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất, không tách rời nhau. Tuy nhiên mức độ liên kết giữa các nét NC có chặt chẽ hay không còn phụ thuộc vào NC và điều kiện của từng ngời cụ thể. Kết quả khảo sát cho thấy các ĐĐNC có quan hệ chặt chẽ với nhau nhng không phải tất cả đều có sự thống nhất với nhau.

Trên đây là các ĐĐNC của phạm nhân qua kết quả test 16 yếu tố của Cattell. Tuy nhiên đây mới chỉ là những đặc điểm của nhóm phạm nhân đợc khảo sát, trên cơ sở đó mà chúng tôi khái quát, tổng hợp thành các đặc điểm nhân cách của nhóm phạm nhân. Ngoài ra, để hỗ trợ cho phơng pháp test 16 yếu tố của Cattell, chúng tôi còn kết hợp với sử dụng phơng pháp phỏng vấn sâu một số phạm nhân, đồng thời tham khảo ý kiến của một số cán bộ hiện đang làm công tác quản lý giáo dục phạm nhân. Những phơng pháp này đã giúp chúng tôi thu đợc một số kết quả trong quá trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu đặc điểm nhân cách của phạm nhân (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w