Đổi mới cơ chế chính sách thương mại theo yêu cầu của công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhận kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHNCND Lào giai đoạn 2008 - 2010 (Trang 65 - 66)

C. Chiến lược thương mại với các nước láng riềng Một: Chính sách khuyến khích thương mại biên giới:

3.3.2Đổi mới cơ chế chính sách thương mại theo yêu cầu của công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhận kinh tế quốc tế.

9 Sản phẩm Nông nghiệp & động vật

3.3.2Đổi mới cơ chế chính sách thương mại theo yêu cầu của công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhận kinh tế quốc tế.

hoá hiện đại hoá và hội nhận kinh tế quốc tế.

Cơ chế và hệ thống chính sách thương mại có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện chiến lược phát triển thương mại trong tương lai. Vậy về phía Nhà nước cũng như Bộ công nghiệp và thương mại cần phải có sự hoàn thiện cơ chế và hệ thống các chính sách có liên quan đến hoạt động thương mại cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được các yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như phù hợp với tiến trình hội nhập.

Chính sách thị trường: Chính sách thị trường trên cả nước cần tập trung vào giải quyết các vấn đề như: Thúc đẩy sự phát triển các thị trường trong nước thông qua các chính sách và biện pháp kích cầu; đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu; củng cố các thị trường đã có, kết hợp và mở rộng thêm các thị trường mới; phát triển đồng bộ các loại thị trường; điều tiết kịp thời thị trường; ngăn chặn và hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường.

Chính sách mặt hàng: Cần ban hành các chính sách thể hiện mức độ khuyến khích hoặc hạn chế khác nhau đối với sản xuất và lưu thông từng loại hàng hoá khác nhau một cách hợp lý và phù hợp với lợi thế của đất nước.

Một: Đối với hàng hoá xuất khẩu: Cần khuyến khích mạnh mẽ hơn các sản phẩm nông-lâm nghiệp, điện lực và một số sản phẩm công nghiệp khác như:

hàng may mặc, sản phẩm chế biến, đồ gỗ…thông qua chính sách thuế và hỗ trợ.

Hai: Đối với hàng hoá tiêu dùng trong nước: Nhà nước cần phải khuyến khích và tạo điều kiện lưu thông những mặt hàng thiết yếu hoặc hàng hoá thay thế nhập khẩu trong điều kiện cho phép.

Chính sách xuất khẩu: Cần có chính sách hỗ trợ xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế Như hàng dệt may, điện lực vàng hàng nông sản. Ngoài ra còn phải khai thác thêm các mặt hàng mới, tạo điều kiện thuận lợi và hợp lý cho việc chạy thủ tục.

Chính sách nhập khẩu: Phải có chính sách nhập khẩu hợp lý, tránh việc nhập hàng hoá kém chất lượng, hết hạn sử dụng, hạn chế nhập hàng hoá mà có khả năng sản xuất trong nước, hạn chế nhập hàng có giá trị cao mà không sử dụng được trong sản xuất, tuyệt đối không cho Lào là nơi đổ rác của các nước phát triển. Khuyến khích nhập khẩu hàng có kỹ thuật công nghệ cao, các phương tiện cần thiết trong quá trình sản xuất và những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được.

Chính sách đầu tư: Cần có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông qua: môi trường đầu tư thông thoáng, luật pháp rõ ràng, cơ sở hạ tầng tốt, quá trình thủ tục đơn giản hợp lý, nền tài chính tiền tệ ổn định.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHNCND Lào giai đoạn 2008 - 2010 (Trang 65 - 66)