Tổng mức nhu cầu lưu chuyển hàng hoá trong nước Một: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán lẻ

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHNCND Lào giai đoạn 2008 - 2010 (Trang 44 - 46)

C. Chiến lược thương mại với các nước láng riềng Một: Chính sách khuyến khích thương mại biên giới:

2.2.2.1Tổng mức nhu cầu lưu chuyển hàng hoá trong nước Một: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán lẻ

Một: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán lẻ

Sau khi có chiến lược phát triển thương mại. Bộ, sở và các tổ chức thương mại đã tập trung tổ chức thực hiện chiến lược. Làm cho thị trường trong nước có sự thay đổi nhanh chóng, hoạt động giao lưu hàng hoá giữa các địa phương, giữa các tỉnh với nhau đang diễn ra rất nhiều, làm tăng lượng và loại hàng hoá lưu thông trên thị trường. Năm 2000 tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ đạt 18960,57 tỉ kip đến năm 2007 đạt được 34129,026 tỉ kip. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ từ 2001- 2007 là 17%.

Trong khâu bán lẻ, doanh nghiệp tư nhân có một vị trí đặc biệt quan trọng, năm 2001 tỉ trọng bán lẻ của doanh nghiệp tư nhân trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ chiếm 68,5% đến năm 2007 tăng lên 81,6%. Nguyên nhân là do trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại tư nhân kinh doanh linh hoạt, lực

lượng tham gia lớn, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của các tầng lớp dân cư.

Hai: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán buôn.

Với vị trí thuận lợi là trung tâm của những đầu mối giao thông giữa các nước như: Việt Nam, Thái Lan, Myan ma, Trung Quốc và Căm pu chia. Ngành thương mại Lào đã phát huy lợi thế này bằng cách nhập xuất và tái xuất khẩu. Mức tăng trưởng vận chuyển hàng hoá qua biên giới lên tới 20%, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đặt được 1 – 1,3 tỷ USD. Đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt được 3,48 tỷ USD, độ tăng bình quân mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn từ năm 2001 đến 2007 đạt 18%/năm. Trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn thì tỉ trọng của thương mại Nhà nước chiếm tỉ trọng khá cao tới 70%. Tuy nhiên những năm gần đây, thương mại ngoài quốc doanh có xu hướng gia tăng phần thương mại bán buôn vì đã tham gia vào được những mặt hàng trước đây chỉ do thương mại quốc doanh làm nhiệm vụ bán buôn như: ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, thép, hàng may mặc, mỹ phẩm…

2.2.2.2Những kênh hàng hoá lưu thông chủ yếu của nước CHDCND Lào.

Mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn, bán lẻ tại Lào ngày càng tăng nhanh cùng sự phát triển kinh tế đất nước. Mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn phần lớn là việc xuất nhập khẩu và một số hàng hoá bán buôn trông nước chẳng hạn như: Bia, Xi măng. Vì hai măt hàng này chỉ có nhà máy sản xuất tại Viêng Chăn.

Những năm qua Lào đã hình thành một số kênh bán buôn bán lẻ như sau: - Bán buôn trong và ngoài nước.

+ Từ thủ đô Viêng Chăn sang các nước như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và các nước khác. Hàng hoá được lưu chuyển chủ yếu là: Điện, gỗ, hàng nông lâm nghiệp và bia.

+ Từ các tỉnh miền Nam sang nước ngoài: Việt Nam, Thái lan. Hàng hoá lưu thông chủ yếu là: cà fe, gỗ, hàng lầm sản.

+ Từ các tỉnh miền Bắc sang nước ngoài: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Hàng hoá lưu thông chủ yếu là: gỗ, cao su, hàng lâm sản.

+ Từ Viêng Chăn đi: miền Bắc, miền Nam ( cả nước ). Chủ yếu là việc phân phối bia và xi măng vì hai mặt hàng này chỉ sản xuất ở Viêng Chăn.

Nền kinh tế của Lào cũng dựa nhiều vào kinh tế của các nước xung quanh như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Vậy đã hình thành kênh bán buôn từ những nước này vào thị trường Lào:

+ Từ Thái Lan vào Lào: ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, một số lương thực thực phẩm, hàng mỹ phẩm, hàng điện tủ… Lào nhập khẩu hàng hoá từ Thái Lan chiếm 70% trong tổng số lượng hàng hoá nhập từ bên ngoài.

+ Từ Việt Nam vào Lào: vật liêu xây dựng, thuốc chữa bệnh đồ nhựa… Đặc biệt các tỉnh biên giới là chủ yếu nhập khẩu các loại hàng hoá từ Việt Nam. + Từ Trung Quốc vào Lào: xe máy, vật liệu xây dựng, hàng may mặc, hàng điện tử, đồ chơi trẻ con…

- Kênh lưu chuyển hàng hoá bán lẻ: chủ yếu là các cửa hàng, các siêu thị, chợ. Hiện nay Lào đã xây dựng mạng lưới chợ trên toàn quốc, tất cả các huyện đều có chợ, hệ thống siêu thị cũng đang được phát triển trong thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHNCND Lào giai đoạn 2008 - 2010 (Trang 44 - 46)