Mục tiêu chiến lược và dự đoán của ngành thương mạ

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHNCND Lào giai đoạn 2008 - 2010 (Trang 37 - 39)

A. Mục tiêu chiến lược phát triển thương mại của nước CHDCND Lào

_ Xoá bỏ hệ thống kinh tế tự nhiên thành kinh tế sản xuất hàng hoá, và phát triển nông thôn, giảm bất sự nghèo của nhân dân, nâng cao nhu cầu của nhân dân gắn liền với sức mua của nhân dân ngày càng tăng lên.

- Tăng cường hoạt động xuất khẩu, phải đi cùng với sự cải thiện các công ty xuât nhập khẩu, cải thiên các hoạt động tổ chức thương mại trong các tỉnh biên giới, tăng cường hoạt động kinh doanh thương mại Nhà nước với nước ngoài và các tổ chức kinh tế quốc tê, xây dưng luật kinh doanh sao cho phù hợp với luật quốc tế chẳng hạn như: pháp luật về hợp đồng xuất nhập khẩu. - Đáp ứng được nhu câu về hàng tiêu dùng trong nước, có khả năng khiểm soát giá cả hàng hoá, hỗ trợ việc sản xuất hàng hoá trong nước, giới thiệu cách tiêu dùng cho khách hàng, làm cho giá cả trên thị trường có sự công băng, đặc biệt là những mặt hàng có tiềm lực và các loại hàng hoá cần thiết cho đời sống nhân dân để đảm bảo vững chắc và cân bằng trong nền kinh tế. - Lợi dụng lợi thế về vị trí địa lý của đất nước, tăng cường hoạt động thương mại qua biên giới, hoạt động xuất khẩu trên cơ sở sự cải thiện ngành dịch vụ cần thiết, cách quản lý tốt và cách chính sách thích hợp nhằm tạo ra nhiều lợi thế và đạt được hiệu quả tối đa hoá lợi nhuận.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động thương mại trong khu vực và quốc tế để sử dụng chính sách, cơ hội để dành được hiệu quả kinh tế cho sự nghiệp phát triển đất nước. Chủ yếu là các quyền lợi trong thương mại và quyền lợi trên thị trường quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

B> Dự định thực hiện chiến lược phát triển thương mại.

Từ các mục tiêu trên Bộ thương mại đã dự định trong chiến lược phát triển thương mại như sau:

- Giai đoạn 2001 đến 2005:

+ Tăng cương hoạt động lưu thông hàng hoá bán lẻ đến năm 2005 phải đạt được mức tăng trưởng bình quân là 15%.

+ Tỉ lệ của tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn và bán lể so với tổng mức thu nhập quốc dân GDP trong năm 2005 phải đạt từ 15% trở lên.

+ Mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá trong nước phải đạt mức bình quân là 10% trong năm 2005.

+ Nhập khẩu tăng bình quân 7% trong năm 2005.

+ Đến năm 2005 phải giảm 70% mức nhập khẩu xi măng và đến năm 2010 phải chấm dứt việc nhập khẩu xi măng và có khả năng xuất khẩu xi măng ra nước ngoài. cấm nhập khẩu hàng lương thực thực phẩm mà có khả năng sản xuất trong nước.

+ Tăng cường xây dựng khu thương mại phi thuế quan ( vùng thương mại biên giới) ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc của Lào, xây kho nhập hàng tại các cửa khẩu ở miền Nam, và từ năm 2005 phải phát triển khung thương mại ở miền Nam. Dự định tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm 2005 phải đạt 596 triệu USD, và tổng kim ngạch xuất khẩu phải đạt 420 triệu USD.

+ Cán cân thương mại trong năm 2005 phải không quá 10% của tổng GDP.

- Giai đoạn 2005-2010.

+ Việc phát triển thị trường xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu phải mở rộng từ thị trường khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, No ve, Nga sang thị trường Mỹ, Nhật, Trung Đông.

+ Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu:

- Phấn đấu xuất khẩu những mặt hàng chế biến và hàng nửa chiến biến cho được 60% của tổng giá trị xuất khẩu.

- Phát triển hàng hoá mới để tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Phấn đấu xuất khẩu hàng hoá mới sang thị trường mới như: Nhật Bản, Úc, Newsilan và các thị trường khác.

Bảng3 : Dự định tổng kim ngạch của từng thời kỳ thược hiện chiến lược.

Năm 2001 2005 2010

Nhập khẩu 395 596 917

Xuất khẩu 298 420 676,4

Nguồn: Bộ Công nghiệp và thương mại (đơn vị tính: triệu USD)

Một phần của tài liệu Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thương mại của nước CHNCND Lào giai đoạn 2008 - 2010 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w