Gìn giữ, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của thành phố

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay docx (Trang 81 - 82)

- Khu đô thị OLIMPIA Dự án xây dựng Khu đô thị Olympia được Bộ Kế hoạch

3.3.5.Gìn giữ, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của thành phố

Thành phố Hải Phòng hiện nay có 179 di tích lịch sử đã được xếp hạng, trong đó có 96 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 83 di tích cấp thành phố, 137 di tích được tu bổ, tôn tạo. Các di tích được nhân dân tham gia đóng góp kinh phí để tu bổ, tôn tạo ngày càng khang trang hơn. Nhiều di sản văn hoá của thành phố được lập kế hoạch bảo vệ, giữ gìn và phát huy tác dụng như khu mộ cổ ở Thuỷ Nguyên, di tích Cái Bèo ở Cát Bà, Cát Hải, di tích Việt Khê ở Thuỷ Nguyên và nhiều ngôi đình, chùa, nhà thờ.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một trong 15 lễ hội lớn cấp quốc gia của ngành Du lịch, lễ hội đua thuyền Rồng trên biển Cát Bà là Lễ hội lớn của ngành Thuỷ sản; lễ hội hát Đúm ở Phả lễ (Thuỷ Nguyên); lễ hội chạy - vật cầu ở Tân Trào (Kiến Thuỵ); múa Rối cạn, rối nước ở Nhân Hoà, Đồng Minh (Vĩnh Bảo), hội thi pháo đất, hội Múa Tứ linh- rồng - kỳ lân ở huyện Vĩnh Bảo...góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá địa phương, gắn bó tình cảm cộng đồng, quảng bá du lịch, thu hút khách du lịch đến tham quan, giải trí và thông qua các hoạt động này tạo thêm việc làm, phát triển ngành, nghề truyền thống.

Để phát huy hiệu quả giá trị các di sản văn hoá và gắn liền với nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ và nhu cầu tâm linh, nhu cầu văn hoá giải trí của người dân cần tạo ra những sản phẩm văn hoá đặc thù có chất lượng hấp dẫn du khách tham quan, phát triển mạnh các loại hình dịch vụ văn hoá, tạo nguồn thu từ dịch vụ tham quan và các hoạt động văn hoá khác để tái đầu tư trở lại cho việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay docx (Trang 81 - 82)