Các thiết chế văn hoá cơ sở

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay docx (Trang 39 - 43)

Những năm qua, hệ thống thiết chế văn hoá các cấp thuộc ngành văn hoá thông tin Hải Phòng ngày càng ổn định và phát triển. Thành phố đã xây dựng một Trung tâm văn hoá cấp thành phố, 13 Trung tâm văn hoá thông tin quận, huyện, thị xã, 169 nhà văn hoá xã, phường, thị trấn (đạt 78% tổng số xã phường trên địa bàn thành phố), 669 trung tâm văn hoá làng, 1203 làng văn hoá, khu dân cư văn hoá cùng hàng nghìn CLB, đội văn nghệ. Hệ thống thiết chế này đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt giải trí, sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

Hải Phòng là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc có hệ thống nhà văn hoá ba cấp (thành phố, quận, huyện, thị xã - thị trấn) và đang triển khai tích cực việc xây dựng các trung tâm văn hoá xã, nhà văn hoá làng. Toàn thành phố hiện có 4 nhà văn hoá cấp thành phố: Trung tâm Văn hoá thành phố, Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt Tiệp,

Cung Văn hoá Thanh niên, Nhà Văn hoá Thiếu nhi. Ngoài ra còn có các nhà văn hoá hoặc trung tâm văn hoá - thể thao quận, huyện, thị xã.

Hải Phòng hiện có 128 câu lạc bộ văn nghệ quần chúng sinh hoạt trong các

nhà văn hoá từ thành phố đến quận, huyện thị xã. Đây là những hạt nhân nòng cốt tích cực thúc đẩy phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng. Không chỉ về mặt số lượng mà chất lượng và bề sâu hoạt động của các câu lạc bộ văn nghệ quần chúng cũng được nâng cao, góp phần thúc đẩy hoạt động văn hoá văn nghệ cơ sở ở Hải Phòng. Hoạt động các câu lạc bộ sở thích tại các Cung văn hoá, nhà văn hoá, trung tâm văn hoá từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã, cho đến các xã, phường, thị trấn đã lôi cuốn, thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân tham gia sinh hoạt vui chơi giải trí tại các câu lạc bộ này vào thời gian rỗi. Có thể thấy một số đơn vị tiêu biểu như:

- Cung văn hoá Lao động hữu nghị Việt Tiệp do Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng quản lý là công trình được xây dựng và hoàn thành vào tháng 12/1979 theo ký kết hợp tác về văn hoá giữa Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng LĐLĐ Việt Nam) và Tổng Công hội nước Cộng hoà XHCN Tiệp Khắc (nay là Cộng hoà Séc và Cộng hoà Xlôvakia). Sau 17 năm hoạt động, Cung Văn hoá LĐHN Việt Tiệp đã thực sự trở thành Trung tâm văn hoá - thể thao của Công nhân viên chức, lao động và nhân dân thành phố Hải Phòng.

Hiện nay, Cung Văn hoá LĐHN Việt Tiệp có 28 câu lạc bộ sở thích, trong đó có 14 câu lạc bộ loại hình văn hoá nghệ thuật với gần 1.200 hội viên, 14 câu lạc bộ thể dục thể thao với trên 500 hội viên [Xem Phụ lục 5, tr.104 luận văn].

- Trung tâm Văn hoá thuộc Sở Văn hoá Thông tin, ngoài chức năng, nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ thông tin cơ sở, tổ chức các hội diễn, liên hoan văn hoá nghệ thuật trên địa bàn thành phố, còn là nơi quy tụ các câu lạc bộ sở thích trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Câu lạc bộ thơ: có 79 hội viên, ngoài

việc duy trì chế độ sinh hoạt thường xuyên, định kỳ hàng tháng với nhiều nội dung phong phú, như: bình thơ, ngâm thơ, giao lưu với các câu lạc bộ thơ khác và tổ chức các chương trình ca nhạc dân tộc... Nhiều hội viên CLB thường xuyên có

bài cho tập san "Hướng dẫn nghiệp vụ văn hoá thông tin". Năm 2005 CLB đã cho ra mắt tập thơ "Tình biển" chào xuân mới và chào mừng 60 năm ngày thành lập nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu lạc bộ Hán Nôm, trong năm 2005 đã viết gần 300 bức thư pháp các loại tham gia trưng bày tại Trung tâm triển lãm thành phố, Đình An Biên và Trung tâm Dịch thuật thành phố. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2005) các Hội viên CLB đã phục vụ trên 200 lượt khách xin chữ. Trong tháng 10/2005, CLB đã trưng bày 30 bức thư pháp và viết trên 300 bức tặng và giao lưu với khách tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm quốc tế Hải Phòng. Câu lạc bộ Du lịch sinh thái, năm 2005 đã khai thác được nhiều tuyến du lịch sinh thái mới như: Cầu Bính, kho lương Thuỷ Nguyên, Núi Thiên Văn Kiến An, ngoài ra CLB còn tổ chức 5 chuyến du lịch cho 122 hội viên tham quan những danh lam thắng cảnh của miền Bắc như: Nhà thờ Đá - Phát Diệm, Chùa Yên Tử, thăm quan Lạng Sơn. Câu lạc bộ sân khấu, là một CLB mới thành lập song hoạt động khá hiệu quả. Vừa qua, CLB đã dàn dựng vở kịch nói "Hạt giống đỏ" chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII. Vở đã công diễn 14 buổi, thu hút trên 4000 lượt người xem và để lại ấn tượng tốt trong lòng khán giả. Câu lạc bộ ca nhạc Biển nhớ, được thành lập cách đây gần 10 năm, là nơi tập hợp nhiều giọng hát hay, từng nổi danh trong phong trào ca hát chuyên nghiệp và không chuyên của thành phố. Hàng năm CLB thường xuyên cho các hội viên duy trì đều đặn sinh hoạt mỗi tháng 4 kỳ với nhiều nội dung phong phú, trau dồi nghiệp vụ, luyện tập thanh nhạc, gặp gỡ, giao lưu ca hát với các CLB bạn và tham gia nhiều hoạt động văn nghệ thành phố hoặc Trung tâm văn hoá tổ chức. Năm 2005 CLB ca nhạc Biển nhớ tham gia hầu hết các chương trình văn nghệ kỷ niệm các ngày lễ lớn của thành phố, đồng thời dàn dựng và biểu diễn chương trình ca nhạc " Người Hải Phòng hát về Hải Phòng" được công chúng yêu thích đánh giá cao, CLB còn tổ chức 23 buổi biểu diễn tại Trung tâm Văn hoá và các đơn vị trong, ngoài thành phố.

Có thể nói các thiết chế văn hoá cơ sở và các câu lạc bộ sở thích ở thành phố Hải Phòng đã hoạt động năng động, sáng tạo với nhiều nội dung đa dạng, phong phú,

lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân ở mọi lứa tuổi, mọi diện nghề nghiệp tham gia sinh hoạt, sáng tạo và hưởng thụ văn hoá. Hải Phòng còn có 669 trung tâm văn hoá làng. Các trung tâm này đã có nhiều hình thức hoạt động văn hoá khá sôi nổi nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân.

Chúng ta biết rằng làng là một không gian địa lý, một hình thức tổ chức cộng đồng đặc trưng của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Văn hoá làng được sản sinh, phát triển và được lưu giữ, bảo tồn qua thế hệ. Văn hoá lễ hội, văn hoá dân gian của làng là nét văn hoá đặc trưng của cộng đồng dân cư vùng đồng bằng sông Hồng nói chung, Hải Phòng nói riêng. Trong nhiều năm qua, nhân dân đã đóng góp công sức, tiền của để xây dựng cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hoá làng. Hiện nay các huyện ngoại thành có 439 trung tâm văn hoá làng (nhà văn hoá làng) được tổ chức hoạt động tốt. Các hoạt động của nhà văn hoá làng đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ văn hoá của nhân dân, phù hợp với trình độ dân trí, tâm lý và khả năng của người dân trong làng. Những hoạt động văn hoá ở thôn làng được thực hiện dưới hình thức:

+ Tổ chức biểu diễn, giao lưu văn nghệ quần chúng.

+ Tổ chức hội họp và sinh hoạt các đoàn thể, câu lạc bộ, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các quy định của địa phương.

+ Xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, những vấn đề liên quan tới thực hiện hương ước, quản lý làng và sinh hoạt cộng đồng làng.

+ Các hoạt động văn hoá, TDTT, vui chơi giải trí...

Việc xây dựng và tổ chức thiết chế trung tâm văn hoá làng đã thúc đẩy công tác xã hội hoá văn hoá ở cơ sở, huy động được khả năng đóng góp của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội. Tuy vậy, cơ sở vật chất của các trung tâm văn hoá làng vẫn còn ở quy mô nhỏ, trang thiết bị chuyên dùng (trang âm, ánh sáng, phông màn...) còn lạc hậu, thiếu thốn dẫn đến nội dung hoạt động còn nghèo nàn, sơ sài, chất lượng hạn chế, do đó chưa thu hút được đông đảo người dân

Trước yêu cầu mới của sự phát triển ở nông thôn cần phải củng cố và hoàn thiện tổ chức thiết chế văn hoá làng, thiết chế văn hoá xã, trong đó mở rộng, hoàn

thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng, khu vui chơi giải trí, phòng đọc sách báo, hệ thống truyền thanh và cảnh quan môi trường, thu hút đông đảo hơn quần chúng tham gia hoạt động văn hoá, văn nghệ trong phạm vi làng [Xem Phụ lục 6, tr.105 luận văn].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay docx (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)