Hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa giải trí trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay docx (Trang 67 - 70)

- Khu đô thị OLIMPIA Dự án xây dựng Khu đô thị Olympia được Bộ Kế hoạch

2.3.2.2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa giải trí trên địa bàn thành phố Hải Phòng

bàn thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các hoạt động văn hoá, thông tin, giải trí ở Hải Phòng đã đáp ứng tích cực nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của các tầng lớp nhân dân. Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các ban, ngành, đoàn thể của thành phố đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường các biện pháp quản lý nhằm thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực văn hoá, thông tin, giải trí...Tích cực, kiên trì đấu tranh đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động văn hoá như nhập lậu, tàng trữ, lưu hành văn hoá phẩm có nội dung phản động, độc hại, các hiện tượng mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, tạo môi trường văn hoá lành mạnh. Tuy nhiên, trong đời sống văn hoá xã hội, thành phố cũng còn nhiều tồn tại, yếu kém. Các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS chưa được ngăn chặn mà có nguy cơ mở rộng từ các quận nội thành ra ngoại thành, khu vực ven đô, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch. Một số cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, massage, nhà nghỉ, khách sạn đã lợi dụng loại hình kinh doanh này, tìm cách hoạt động

biến tướng, trá hình gây hậu quả xấu. Nguyên nhân của tình trạng này là do các chủ kinh doanh đã chạy theo lợi nhuận, coi thường kỷ cương pháp luật, đạo lý và trách nhiệm công dân; sự buông lỏng quản lý, nhất là của cấp cơ sở, sự phối hợp thiếu đồng bộ của các cấp, các ngành trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn tệ nạn xã hội, chưa thấy hết tác hại to lớn về mặt xã hội, đạo đức của các tệ nạn này gây ra cho đất nước, cho thế hệ trẻ; Một số quy định của pháp luật chưa đồng bộ và phù hợp. Các tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt.

Thực hiện Chỉ thị số 17/2005/CT - TTg, ngày 25/5/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong các quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường... Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có kế hoạch chỉ đạo Ban phòng chống các tệ nạn ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS thành phố, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, kiện toàn đoàn, đội kiểm tra liên ngành các cấp, bàn biện pháp tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ. Các sở, ban ngành như: Văn hoá Thông tin, Công an, Thương mại, Du lịch, Lao động Thương binh xã hội, Kế hoạch đầu tư đã tăng cường phối kết hợp ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc mở đợt cao điểm tuyên truyền thực hiện Chỉ thị gắn với việc triển khai thực hiện các Luật Du lịch, Luật phòng chống ma tuý, Pháp lệnh Phòng chống mại dâm.

Chỉ tính từ 25/5/2005 (thời điểm ban hành Chỉ thị 17/2005/CT - TTg của Thủ tướng chính phủ) đến 31/5/2006, Sở Văn hoá Thông tin đã phối hợp với các ngành chức năng như: Công an, Du lịch, Y tế, Thương mại, Kế hoạch và Đầu tư, Quản lý Thị trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Phòng Văn hoá Thông tin và Thể thao các quận, huyện, thị xã...tập trung rà soát, kiểm tra điều kiện, phân loại các loại hình nhà nghỉ, quán bar, vũ trường và quán karaoke. Các cơ quan chức năng này đã tiến hành tổng kiểm tra rà soát trên địa bàn thành phố: 11/11 vũ trường, 437/437 điểm kinh doanh karaoke, 2661 cơ sở lưu trú (trong đó có: 541 nhà nghỉ, khách sạn, 2076 cơ sở lưu trú bình dân, 44 cơ sở cho người nước ngoài thuê), 10 điểm ca nhạc phòng trà, 33 cơ sở massage.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng đã giao cho Sở Văn hoá Thông tin thành phố - thường trực Ban chỉ đạo phòng chống các hoạt động tiêu cực tại các quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường, xây dựng kế hoạch triển khai Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ đến cơ sở, đồng thời đề ra nhiều biện pháp phối hợp với các các sở, ban, ngành chức năng tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá hoạt động của các quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường theo đúng tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ trong 1 năm thực hiện (từ 6/2005 đến 20/4/2006) các đoàn kiểm tra liên ngành 814 và các đội kiểm tra liên ngành 814 từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn đã tiến hành kiểm tra 1.056 buổi với 5.229 lượt điểm, trong đó: Karaokee 745 lượt điểm, nhà nghỉ khách sạn1.568 lượt điểm, cửa hàng kinh doanh băng, đĩa các loại 433 lượt điểm, vũ trường 20 lượt điểm, ca nhạc, phòng trà 53 lượt điểm, dịch vụ Intenet 686 lượt điểm, các loại khác (in, massage) 251 lượt điểm.

Kết quả xử lý vi phạm: Phạt hành chính bằng tiền 401.400.000đ; thu giữ và tiêu huỷ 51.043 băng đĩa các loại (trong đó có hơn 1.000 đĩa nội dung khiêu dâm, ca nhạc hải ngoại), 379 sách, ấn phẩm mê tín, bói toán, 52 bộ máy vi tính và 06 đầu máy các loại, 13 máy đánh xèng...

Nhìn chung, vấn đề phát triển văn hoá nói chung và văn hoá giải trí nói riêng ở thành phố Hải Phòng đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân thành phố quan tâm đầu tư phát triển. Văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng đã có bước phát triển quan trọng, góp phần vào việc "xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" theo tinh thần Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) của Đảng. Hoạt động của các loại hình văn hoá giải trí ở Hải Phòng đã góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, thẩm mỹ, đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh của các tầng lớp nhân dân, đồng thời đem lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của thành phố.

Chương 3

phương hướng và giải pháp phát triển văn hóa giải trí ở Thành phố Hải Phòng thời kỳ 2006 - 2010, 2020

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay docx (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)