Phương hướng phát triển văn hoá và văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng thời kỳ 2006

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay docx (Trang 75 - 76)

- Khu đô thị OLIMPIA Dự án xây dựng Khu đô thị Olympia được Bộ Kế hoạch

3.2.Phương hướng phát triển văn hoá và văn hoá giải trí ở thành phố Hải Phòng thời kỳ 2006

Phòng thời kỳ 2006 - 2010

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII xác định: Mở rộng dân số toàn thành phố trên 2 triệu người vào năm 2020 với cư dân đô thị hơn 50%; Quan tâm nâng cao chất lượng dân số, nguồn nhân lực là nhân tố hàng đầu trong việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của thành phố. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, mở rộng các loại hình giáo dục công lập, dân lập, tư thục. Hoàn thành phổ cập trung học phổ thông và phổ cập nghề vào năm 2010; Phát triển các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại Hải Phòng theo hướng đào tạo đa ngành, đa hệ, tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế, tăng nhanh số lượng và chất lượng lao động xuất khẩu...là hướng chủ yếu để Hải Phòng trở thành một trung tâm giáo dục, đào tạo của vùng duyên hải Bắc Bộ và miền Bắc, đặc biệt là trên lĩnh vực đào tạo phục vụ các ngành kinh tế biển và các ngành khoa học ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao.

Bám sát mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, định hướng cho thành phố trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT và các loại hình văn hoá giải trí, không ngừng nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân thành phố, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, chống văn hoá phẩm đồi truỵ. Phấn đấu xây dựng con người Hải Phòng thời kỳ đổi mới phát triển toàn diện cả thể lực, trí lực, phát huy truyền thống "Trung dũng quyết thắng", năng động, sáng tạo, đoàn kết, vững vàng vượt qua khó khăn, thử thách để vươn lên, có tác phong công nghiệp văn minh, lịch thiệp, có trình độ văn hoá và tay

nghề cao để tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ, quản lý, thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2010:

- Phấn đấu đến năm 2010 có 80-85 % số làng, khu dân cư đạt tiêu chuẩn làng văn hoá cấp quận, huyện, trong đó 30% đạt tiêu chuẩn văn hoá cấp thành phố, 85-90 % số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.

- Số lượt người đến đọc sách báo tại thư viện tăng bình quân 10-15%.Tăng số sách báo phát hành đạt bình quân 8 bản người vào năm 2010, tăng gấp 2 lần so năm 2000.

- 100% số hộ gia đình được nghe đài phát thanh và xem vô tuyến truyền hình có chất lượng cao.

- Phấn đấu thực hiện chỉ tiêu đến năm 2010 nâng mức hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hoá của người dân Hải Phòng lên gấp 2,7 lần - 2,8 lần so với năm 2000.

- Hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá-thông tin từ thành phố đến cơ sở: 100% các quận, huyện, xã có trung tâm văn hoá-thể thao; 100% xây dựng trung tâm văn hoá làng [20, tr.168 - 169].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa giải trí ở thành phố Hải Phòng trong thời kỳ đổi mới hiện nay docx (Trang 75 - 76)