Kiểm tra tài chính

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 33 - 34)

- Chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lợi và phân phối lợi nhuận

4. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợ

2.2.2 Kiểm tra tài chính

Kiểm tra tài chính là công việc Công ty phải tiến hành thường kỳ. Kiểm tra tài chính giúp cho người quản lý Công ty kịp thời phát hiện những sai lệch, cơ hội và thách thức khó khăn trong hoạt động quản lý tài chính của Công ty để từ đó kịp thời ra những quyết định hữu hiệu để giải quyết những khó khăn cũng như giải pháp để phân phối các nguồn tài chính của Công ty một cách có hiệu quả hơn.

Nguyên tắc kiểm tra tài chính của Công ty được thống nhất như sau:

- Công tác kiểm tra tài chính được thực hiện trên cơ sở tuân thủ hiến pháp và pháp luật.

- Kiểm tra phải thực hiện một cách chính xác, công khai và được tiến hành thường xuyên. Mọi cá nhân, phòng ban đều được phổ biến kế hoạch và các kết quả kiểm tra tài chính.

- Công tác kiểm tra tài chính của Công ty có hai mục tiêu trọng yếu cần đảm bảo là hiệu lực và hiệu quả.

Bản chất kiểm tra tài chính của Công ty:

- Bộ phận tài chính của Công ty tiến hành kiểm tra tiến độ huy động vốn và nguồn khai thác vốn, đối chiếu với kế hoạch tài chính mà Công ty đã đặt ra. - Kiểm tra quá trình phân phối các nguồn tài chính của Công ty, so sánh xem có đảm bảo như kế hoạch và có khách quan hay không.

- Tiến hành kiểm tra thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của Công ty.

- Kiểm tra tài chính phải đảm bảo tính toàn diện, tức là tiến hành kiểm tra mọi mặt, mọi lĩnh vực, kiểm tra mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình quản lý của Công ty.

Cách thức tiến hành kiểm tra tài chính của Công ty như sau:

Công ty tiến hành công tác kiểm tra tài chính cả trước và sau khi thực hiện kế hoạch tài chính. Kiểm tra tài chính nhằm đánh giá những thành tựu, kết quả đạt được cũng như những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính. Tiến hành kiểm tra tài chính suốt quá trình thực hiện kế hoạch tài chính để có thể đánh giá và so sánh xem việc thực hiện kế hoạch tài chính có thực sự có hiệu quả không, đồng thời có thể rút ra và tích luỹ được những kinh nghiệm cho việc xây dựng và triển khai các kế hoạch tài chính sau một cách có hiệu quả hơn nhằm hướng tới mục tiêu chung của Công ty.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w