Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 26 - 28)

- Chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lợi và phân phối lợi nhuận

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

THỰC TRẠNG QUẢNLÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ TIỀN PHONG

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong tiền thân là Công ty liên doanh sản xuất bao bì VINAPAC, tên giao dịch là VINAPAC CO.,LTD, được thành lập

vào ngày 26 tháng 11 năm 1992 theo giấy phép đầu tư 471/GP của UB Nhà nước về hợp tác và đầu tư, nay là Bộ kế hoạch và đầu tư, gồm 4 bên tham gia với số vốn 3.550.000 USD ( Vốn pháp định 2.000.000USD):

- Liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu nhựa VINAPLAST - SUMITOMO CORPORATION (Nhật Bản)

- SUMITOMO CORPORATION (SINGAPORE) PTE.LTD (Singapore) - TEGO SENDIRIAN BERHAD (Malaysia)

Tình hình hoạt động của Công ty liên doanh gặp nhiều khó khăn và luôn bị thua lỗ tới hơn 9 tỷ đồng trong hơn 7 năm hoạt động. Do đó Công ty quyết định chuyển nhượng vốn của phía nước ngoài cho phía Việt Nam. Nghị quyết hội đồng cổ động về việc chuyển nhượng vốn từ phía nước ngoài cho phía Việt Nam ngày 27/6/2001 và quyết định của các giám đốc ngày 28/6/2001 trong đó các cổ động gồm Công ty nhựa thiếu niên Tiền Phong, Tổng công ty nhựa Việt Nam, Công ty Sumitomo Singapore Pte.Ltd, Công ty Sumitomo Nhật bản và Công ty Tego Sdn.Bhd Malaysia quyết định chuyển nhượng cổ phần, theo đó TIFOPLAST và VINAPLAST đồng ý mua lại 100% số vốn pháp định của phía nước ngoài với trị giá 360.000 USD. Do đó Công ty chuyển đổi thành hình thức hai chủ sở hữu: Tổng công ty nhựa Việt Nam( chiếm 3,5% vốn pháp định) và Công ty nhựa thiếu niên Tiền Phong( chiếm 96,5% vốn pháp định).

Căn cứ theo Quyết định số 235/BCN ngày 26/12/2003 về việc chuyển đôỉo Nhà máy thành viên VINAPAC thuộc Công ty nhựa thiếu niên Tiền Phong thành Công ty cổ phần và Quyết định số 19/BCN ngày 10/3/2004 về việc sửa đổi nội dung của Quyết định số 235/BCN của Bộ Công Nghiệp đã quyết định chuyển Nhà máy sản xuất bao bì VINAPAC thành Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong. Trong đó các cổ đông sang lập là: cổ đông là Nhà nước nắm 16.000 cổ phần chiếm 40%, cổ động là người lao động trong doanh

nghiệp năm 9.332 cổ phần chiếm 23,33% và cổ đông là người ngoài doanh nghiệp nắm 14.668 cổ phần chiếm 36,67%.

Ngày 30/6/2004 quyết định cổ phần hoá Nhà máy bao bì VINAPAC trực thuộc Công ty nhựa thiếu niên Tiền Phong thành Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong với số vốn điều lệ là 4.000.000.000 đồng. Tên giao dịch quốc tế của Công ty là Tienphong packing joint stock company (TIFOPACK.JS,CO).

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 26 - 28)