- Đối thủ cạnh tranh: hiện nay trên thị trường có khoảng 30 hãng biến tần ở Việt Nam với nhiều nguồn gốc khác nhau như: Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc …
Ngoài ra hiện nay trong nội bộ ngành có rất nhiều doanh nghiệp phân phối cho nhiều nhà cung cấp nước ngoài, thậm chí có nhiều doanh nghiệp cùng phân phối cho 1 nhà cung cấp nên việc cạnh tranh cũng khá gay gắt. Việc xuất hiện nhiều hãng biến tần và nhiều nhà phân phối đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, hiện nay đa số các hãng biến tần như: Mitsubishi, Fuji (Nhật), Control (Anh), Sneicher (Đức)… đã chuyển sang gia công tại Trung Quốc để giảm chi phí. Trong 2 năm gần đây, do tình hình tỷ giá USD gia tăng kèm với sự gia nhập hàng loạt biến tần Trung Quốc vào thị trường Việt Nam, các nhà phân phối ở Việt Nam của các hãng đã chuyển sang nhập hàng được gia công từ Trung Quốc để tăng sức cạnh tranh, trong khi công ty Phát Minh vẫn chỉ nhập biến tần từ Nhật nên về giá hiện tại rất khó cạnh tranh trên thị trường.
• Thị phần của công ty Phát Minh trong năm 2008
Bảng 2.2: Thị phần của các hãng biến tần năm 2008
tần cộng Doanh số (nghìn USD) 1,612 806 1,934 2,096 645 1,290 967 1,128 1,934 3,708 16,120 Tỉ lệ (%) 10 5 12 13 4 8 6 7 12 23 100
Nguồn: Kết quả nghiên cứu thị trường năm 2008 của công ty ABB
Biểu đồ 2.2: Thị phần của các hãng biến tần năm 2008
Nếu như trong năm 2007, thị phần kinh doanh biến tần Yaskawa của công ty Phát Minh là 7%, đứng thứ 5 trên thị trường sau biến tần Mitsubishi, Control, Siemens, Hitachi (phụ lục 2) thì trong năm 2008, thị phần kinh doanh biến tần Yaskawa của công ty Phát Minh chiếm 10% thị phần biến tần trên thị trường (tăng 2% so với năm 2007), đứng thứ ba trên thị trường chỉ sau sản phẩm biến tần của Mitsubishi (do công ty Sa Giang phân phối) và biến tần Control (do công ty Đức Thịnh phân phối) – đây là hai công ty đã gia nhập vào ngành biến tần khá lâu khoảng 10 năm trong khi công ty Phát Minh chỉ mới có mặt được khoảng 4 năm trên thị trường.
Những nguyên nhân giúp biến tần do Công ty Phát Minh cung cấp đạt doanh số cao trong năm 2008 là:
• Công ty tạo dựng được thương hiệu tốt trên thị trường tự động hóa.
• Giá biến tần tốt do tỷ giá đồng JPY khá tốt so với các sản phẩm nhập khẩu bằng đồng USD.
• Yaskawa là nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới về điều khiển chuyển động nên hệ thống các máy móc sử dụng biến tần Yaskawa khá nhiều. Vì vậy nhu cầu về thay thế biến tần Yaskawa lớn.
• Biến tần Yaskawa có độ bền cao và cài đặt đơn giản.
• Thị phần của công ty Phát Minh trong năm 2009
Bảng 2.3: Thị phần của các hãng biến tần năm 2009
Hãng
biến tần Yaskawa Fuji
Contro
l Mitsubishi ABB Siemens Hitachi Sneicher Taiwan Others
Tổng cộng Doanh số (nghìn USD) 1,310 936 1,871 2,059 1,123 1,123 936 749 3,556 5,053 18,714 Tỉ lệ (%) 7 5 10 11 6 6 5 4 19 27 100
Nguồn: Kết quả nghiên cứu thị trường năm 2009 của công ty ABB
Trong năm 2009, do tình hình suy thoái kinh tế thế giới nên tình hình thị trường biến tần ở Việt Nam tăng trưởng kém hơn những năm trước. Nhìn chung các hãng đều bị giảm thị phần, chỉ có thị phần của biến tần Đài Loan và nổi bật là biến tần sản xuất từ Trung Quốc tăng lên. Nguyên nhân là do nền kinh tế bị ảnh hưởng nên các khách hàng muốn giảm chi phí đầu tư xuống thấp nhất để tăng khả năng cạnh tranh nên đã sử dụng biến tần giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ngoài ra, trong năm 2009 nổi bật là ABB đã đưa ra thị trường dòng biến tần rất đơn giản được sản xuất tại Trung Quốc với giá thành rất thấp nên đã giành được thị phần đáng kể trong năm 2009. Một số nhà phân phối cho các hãng như Mitsubishi, Control, Hitachi, ABB… cũng đã chuyển sang nhập sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc để cạnh tranh trên thị trường. Cũng trong năm này, do tỷ giá đồng Yên Nhật (JPY) tăng khá cao đã làm cho giá biến tần Yaskawa tăng lên, dẫn đến giảm sức cạnh tranh trên thị trường, làm cho thị phần giảm 3% so với năm 2008.
Áp lực cạnh tranh từ đối thủ:
Ngành biến tần đang còn rất mới mẻ ở Việt Nam và nhu cầu trong tương lai sẽ rất lớn vì các ngành công nghiệp ở Việt Nam vẫn còn non trẻ nên thị trường biến tần ở Việt Nam đang là mục tiêu hấp dẫn của các nhà sản xuất biến tần trên thế giới.
Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: Áp lực này chủ yếu xảy ra trong thời gian gần đây khi các nhà sản xuất Trung Quốc, sản xuất ra sản phẩm giá thành rất thấp tham gia vào thị trường Việt Nam
Biến tần được nhập khẩu từ Nhật đang bị cạnh tranh gay gắt bởi biến tần sản xuất từ Trung Quốc với nhân công rẻ và do tình hình tỷ giá đồng JPY khá cao khiến cho giá biến tần bị đẩy lên cao. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty Phát Minh.
Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty Điện Cơ Phát Minh
•Nhà phân phối biến tần Mitsubishi – Công ty TNHH Thương mại Sa Giang Công ty Sa Giang được thành lập vào năm 1997 như là một nhà phân phối ủy quyền duy nhất của thiết bị công nghiệp Mitsubishi Electric. Hiện nay, công ty Sa Giang có hơn 100 nhân viên.
Địa chỉ: 255 Trần Hưng Đạo, P. Cô Giang, Q.1 Tel: 3838 6727 Fax: 3838 6726
•Nhà phân phối biến tần Control – Công Ty TNHH TM&KT Nguyễn Đức Thịnh
Công Ty TNHH TM&KT Nguyễn Đức Thịnh được thành lập ngày 03/03/2003, là nhà phân phối sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật và ứng dụng duy nhất của công ty Control Techniques tại Việt Nam.
Địa chỉ: 48/9 đường số 4, P.15, Q Gò Vấp
Điện thoại:08 3916 5601 Fax: 08 3916 5602 Websites:www.nducthinh.com.vn
•Nhà phân phối biến tần ABB - Công ty TNHH ABB Việt Nam. Đây là hãng biến tần của đang có thị phần gia tăng lớn trong một năm gần đây,
ABB tại Việt Nam là văn phòng đại diện và là một phần của tập đoàn ABB. Được thành lập tại Việt Nam vào năm 1993, ABB gần đây đã có hơn 650 nhân viên làm việc tại ba khu vực trên cả nước để đảm bảo sự hiện diện trên toàn quốc của thương hiệu ABB với các sản phẩm: máy biến áp, biến tần, thiết bị điện… Trong đó số lượng nhân viên cho lĩnh vực kinh doanh biến tần khoảng 100 nhân viên.
Trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 17 l Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh Tel: 38237972
Website: http://www.abb.com.vn
2.2.2.2.4 Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Đối với ngành thiết bị tự động, cụ thể là biến tần thì hiện tại chưa có sản phẩm thay thế được nên người tiêu dùng trong các ngành công nghiệp nếu có nhu cầu thì chỉ có thể hoặc mua của hãng/nhà cung cấp này hoặc mua của hãng/nhà cung cấp khác khi có nhu cầu.