DAS Truyền vô tuyến

Một phần của tài liệu Những giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 41)

- Tăng khả năng cạnh tranh

DAS Truyền vô tuyến

Truyền vô tuyến

AMRDLC DLC

Thông tin báo lỗi đường

dây truyền tải PITR

Vận hành hệ thống Điều khiển đóng cắt Sửa chữa cáp ngầm Thiết bị truyền

tín hiệu Giám sát bằng video các

Trạm biến áp Hệ thống giám sát video Giám sát cáp ngầm

dưới biển Hệ thống đài rada Dịch vụ khách hàng Hỗ trợ kinh doanh Hổ trợ khách hàng CTI, ARS, văn phòng ảo

Gửi thư qua Web nội bộ

công ty PowerNet, e-mail, Bản tin Qui trình kinh doanh hiệu

quả Quản lý văn bản điện tử Truyền thông nội bộ TV cáp, video

conference Thương mại điện tử EDI, đấu thầu

Dịch vụ khác BAS, GPS

Sơ đồ 1.16: Cấu trúc thông tin năng lượng của KEPCO

Mạng thông tin năng lượng Hỗ trợ hệ thống quản lý năng lượng Dịch vụ thông tin cho khách hàng và trong nội bộ KEPC O

Trong khi đó, mạng vô tuyến được xem là mạng phụ trợ cho mạng cáp quang trong việc truyền các loại dữ liệu cũng như điện đàm. Nó được chia thành mạng vô tuyến đa chức năng, mạng đơn chức năng và mạng vô tuyến sóng ngắn. Mạng đa năng là mạng có công suất truyền tải kỹ thuật số M/W được lắp đặt tại các vị trí đặc biệt để phục vụ các mạch có công suất theo yêu cầu thiết yếu. Mạng vô tuyến đơn và sóng ngắn phục vụ cho việc gửi mệnh lệnh đến hiện trường cho vận hành hệ thống điện. Hiện nay, hệ thống sóng vô tuyến radio TRS (Trunked Radio System) được sử dụng rộng rãi thay cho mạng vô tuyến VHF, đặc biệt tại Seoul áp dụng TRS trong việc truyền dữ liệu phục vụ cho hệ thống tự động phân phối DAS (Distribution Automation System) từ năm 2000.

2. Hệ thống hỗ trợ quản lý hệ thống năng lượng: Đây là hệ thống tự động năng lượng phổ biến, áp dụng cho sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện năng hoạt động độc lập nhưng mang tính tích hợp rất cao. Hệ thống vận hành của mạng lưới điện năng được chia thành các cấp quản lý như sau: Viện trao đổi năng lượng cấp quản lý quốc gia, Trung tâm điều độ phụ tải cấp vùng ở cấp quản lý hệ thống truyền tải và Trung tâm phân phối ở cấp quản lý bán điện. Hệ thống tự động năng lượng là một cấu trúc gồm hệ thống EMS, SCADA và DAS. Mỗi hệ thống chia sẻ thông tin trên toàn mạng lưới. Đặc tính của mỗi hệ thống gồm có giám sát từ xa, kiểm soát từ xa, đọc chỉ số công tơ từ xa và báo động tự động. Trong hệ thống hỗ trợ quản lý hệ thống năng lượng được cấu trúc ba bộ phận cơ bản sau:

- Hệ thống điều khiển tự động hệ thống điện. Gồm có các hệ thống sau: + Hệ thống quản lý năng lượng EMS (Energy Management System) quản lý đầu nguồn hệ thống điện nhằm đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu, điều chỉnh điện áp và tần số của hệ thống, dự báo nhu cầu và phân bố tải tiết

kiệm trên mạng điện quốc gia. Hệ thống EMS thường quản lý các nhà máy phát điện và lưới truyền tải từ 345 KV đến siêu cao áp.

+ Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition System) quản lý khâu trung gian của hệ thống điện. Hệ SCADA giám sát và điều khiển các trạm biến áp 154KV và cung cấp các thông số vận hành và điều khiển từ xa các trạm biến áp không người trực ở cấp khu vực. Ngày càng có nhiều trạm biến áp không có người trực thì hệ thống SCADA phụ trợ được lắp đặt và hoạt động tại các văn phòng chi nhánh truyền tải điện.

+ Hệ thống tự động phân phối DAS (Distribution Automation System) quản lý vận hành lưới điện phân phối bằng cách giám sát và điều khiển các thiết bị phân phối trên diện rộng, phát hiện tự động sự cố trong khu vực và chuyển tải hệ thống tối ưu.

Sử dụng mạng vô tuyến đọc chỉ số công tơ từ xa là mạng vô tuyến rất tin cậy cho hệ thống tự động đọc chỉ số công tơ AMR (Automation Meter Reading) nhờ đó làm nâng cao việc ghi chỉ số công tơ và tính tiền điện.

Điều khiển phụ tải trực tiếp DLC (Direct Load Control) nhằm làm giảm phụ tải trong giờ cao điểm về mùa hè. KEPCO cung cấp điện ổn định nhờ biện pháp điều khiển trực tiếp phụ tải các khách hàng là doanh nghiệp.

- Bảo vệ hệ thống điện là hệ thống nhằm ngăn chặn xảy ra sự cố mất điện toàn bộ, truyền các tín hiệu điều khiển để bảo vệ vùng không có sự cố và cắt hệ thống khỏi vùng có sự cố. Phương pháp truyền tín hiệu điều khiển bảo vệ là thiết bị nhận và truyền thông tin bảo vệ PITR (Protective Information Transmitter & Receiver), A/T và truyền trên đường dây điện PLC (Power Line Communication). Trong đó, phương pháp PITR là loại truyền bằng kỹ thuật số thường được sử dụng nhiều nhất.

- Bảo trì hệ thống điện là một dịch vụ hỗ trợ cung cấp các phương pháp truyền tin khác nhau nhằm hỗ trợ cho công tác đóng cắt phụ tải để có phương thức xử lý sự cố thích hợp và vận hành hệ thống tối ưu. Nó bao gồm các hệ thống sau:

+ Hệ thống điện đàm trong điều độ phụ tải là giải pháp truyền tin chính. Nó là hệ thống tích hợp có khả năng ra mệnh lệnh, các cuộc gọi trao đổi và ghi lại các cuộc điện đàm.

+ Hệ thống giám sát video là hệ thống giám sát các thiết bị vận hành từ xa, các sự cố các thiết bị hay giám sát quá trình vận hành, nhờ đó chi phí và lao động được giảm và hiệu quả của công việc được nâng cao. Hệ thống truyền tín hiệu video có thể dùng bằng trang Web qua mạng LAN rất tiện lợi.

+ Thiết bị phát hiện sự cố mạng điện truyền dẫn trong ống dưới mặt đất là thiết bị phát hiện tại chỗ các sự cố và ngăn chặn các thiệt hại lan rộng. Nó bảo vệ cho các công nhân bằng việc liên lạc giữa các công nhân làm việc

trong đường ống dưới đất hay giữa công nhân dưới và trên mặt đất. Sóng truyền thường sử dụng sóng TRS (Trunked Radio System).

+ Hệ thống Rada giám sát cáp dưới lòng biển. Hệ thống có mục đích ngăn chặn các hư hỏng của cáp điện một chiều (DC) dưới biển giữa đảo Jeju và Seoul. Hệ thống giám sát hoạt động của tàu biển, việc thả neo gần vị trí của cáp. Hệ thống Rada dùng mạng TRS và GPS (Global Positioning System) dễ dàng phân biệt tàu chở hàng hay tàu đánh cá.

3. Hệ thống thông tin dịch vụ nội bộ và phục vụ khách hàng. Gồm các hệ thống sau:

- Hệ thống mạng truyền dữ liệu. Nó cung cấp một mạng truyền dữ liệu băng rộng và siêu tốc (ultra speed) cũng như mạng điện thoại có dòng chuyển dữ liệu vào ra KEPCO nhanh và hiệu quả. Nó bao gồm các hệ thống sau:

+ Mạng dữ liệu. Từ năm 1992, để đảm bảo tốc độ truyền dữ liệu, KEPCO đã lắp đặt bộ chuyển (9,6 Kbps-1.5 Mbps) tại 16 văn phòng trên toàn quốc. Vì dung lượng mạng gia tăng giữa công ty và các văn phòng, để cải thiện tốc độ truyền, từ 1998, các bộ chuyển đổi LAN-TO-LAN 45 Mbps được lắp tại công ty và 6 văn phòng chính. Do sự tiến bộ về công nghệ, nhu cầu thiết lập các cơ sở bán hàng và nghiên cứu mà nhu cầu dung lượng mạng lại gia tăng. KEPCO đang lập kế hoạch đưa vào lắp đặt bộ chuyển ATM 155 Mbps để cải tiến vượt trội hơn về tốc độ truyền.

+ Mạng điện thoại. Trên 500 văn phòng toàn quốc liên kết trong một mạng D.D.D. qua các bộ chuyển kỹ thuật số. KEPCO lập kế hoạch thiết lập dịch vụ chuyển dữ liệu và điện đàm qua hệ thống có sẵn VoIP trong một tương lại gần.

- Hệ thống hỗ trợ khách hàng. Hệ thống nhằm thỏa mãn khách hàng bằng việc cải thiện các hạ tầng phục vụ khách hàng đa dạng và đáp ứng tốt hơn theo yêu cầu. Gồm các dịch vụ sau:

+ Hệ thống hỗ trợ khách hàng qua dịch vụ quay số 123 trên toàn quốc. Hệ thống thông tin 123 cung cấp các thông tin về dùng điện như về việc hóa đơn sai, mất điện, giá điện và nợ tiền điện. KEPCO lập kế hoạch tích hợp hệ thống máy tính điện thoại (Computer Telephony Integration) để làm hệ thống 123 thành hệ thống một cửa nhằm cải thiện dịch vụ khách hàng và thuận tiện cho người sử dụng điện. Ngoài ra, KEPCO cũng dự kiến lập hệ thống trực tổng đài (Call Center) nhằm chăm sóc khách hàng nhiều dịch vụ hơn.

Các dịch vụ của Tổng đài phục vụ. Bao gồm:

• Các vấn đề liên quan đến khách hàng về không cấp được điện, lịch mất điện, thông tin nợ tiền điện, đặc biệt là mất điện của khách hàng.

• Đáp ứng nhu cầu khách hàng về thông tin giá điện, cấp điện và các tình huống thay đổi.

•Dịch vụ về E-mail và Fax.

•Dịch vụ một cửa.

•Phản hồi khách hàng về những thông tin mà khách hàng yêu cầu. - Hệ thống tự động văn phòng. Nhằm tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao năng suất của KEPCO trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Gồm các hệ thống sau:

+ Hệ thống INTRANET là hệ thống nội bộ ứng dụng kỹ thuật web. Nó gồm có hệ thống lưu trữ văn bản điện tử, e-mail và các ứng dụng khác trong công ty. Vai trò của intranet ngày càng được mở rộng. KEPCO dự kiến nâng cấp mạng để đáp ứng các dịch vụ về đa phương tiện video trong tương lai gần.

+ Hệ thống định hướng tích hợp đa phương tiện EDMS của KEPCO gọi là Mi-KEP. Tất cả các phòng công ty, các chi nhánh trong nước và nước ngoài sử dụng hệ thống gồm 17 server này, và được kết nối với 7 công ty phát điện trong số các cơ sở của KEPCO. Kế hoạch tương lai là kết nối tất cả các

lĩnh vực quản lý như kế toán, cung ứng, ký hợp đồng, bán điện, quản lý văn phòng và mở rộng kết nối hệ thống liên thông với các tổ chức của chính phủ.

+ Hệ thống quản lý tài liệu là hệ thống lưu trữ văn bản mà không có giấy tờ. Chuyển các tài liệu văn bản, tài liệu hướng dẫn, các sách thành tài liệu điện tử.

+ Hệ thống mạng giá trị gia tăng (Value Added Network System). KEPCO thành lập hệ thống này để phục vụ ngành công nghiệp điện chuyển sang kinh doanh điện tử (EDI, Electronic Bidding, CALLS/EC).

- Các hệ thống khác. Công nghệ truyền thông phục vụ ngành năng lượng cung cấp một giải pháp dễ dàng và tân tiến cho môi trường kinh doanh của ngành điện. KEPCO đã ứng dụng các công nghệ sau:

+ Hệ thống đa phương tiện. Nó cung cấp trong nội bộ công ty các phương tiện như TV cáp, mạng dữ liệu video (điện thoại video, video conferencing,…) nhằm chuyển tải nét văn hóa đến mọi công nhân viên trong công ty.

+ Hệ thống tự động thiết lập BAS (Building Automation System) là hệ thống kết hợp công nghệ vượt trội và mạng dữ liệu đã tạo ra môi trường làm việc trong lành và tiết kiệm năng lượng.

+ Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System). Hiện tại, 5 đài quan sát đang hoạt động đo lường chính xác các thông tin năng lượng tại hiện trường. KEPCO cũng đã khảo sát và cho xây dựng tại các vị trí trụ pylon các điểm tiếp nhận GPS di động.

Để thực hiện dự án hệ thống thông tin năng lượng, KEPCO đã thành lập công ty Kdn (Korea Electric Power Data Network Co., Ltd) vào năm 1992 để kinh doanh và hỗ trợ mạng thông tin năng lượng, và Công ty Powercomm (PowerComm Corporation, Ltd) năm 2000, nhằm thiết lập xa lộ thông tin sử dụng mạng cáp quang và cáp TV của KEPCO để tăng khả năng cạnh tranh của công nghiệp truyền thông dữ liệu của Hàn Quốc.

Ngoài việc triển khai các dự án về thông tin năng lượng, đào tạo công nhân tiếp nhận công nghệ mới, KEPCO đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực sau:

- Phát triển công nghệ tự động năng lượng như tích hợp mạng truyền thông trong điều khiển, công nghệ kết nối hữu tuyến và vô tuyến, công nghệ truyền thông cho tự động năng lượng nói chung.

- Phát triển công nghệ tải ba trên đường dây điện PLC để dùng trong đọc chỉ số công tơ từ xa, điều khiển phụ tải, thông tin khi thi công ngầm, kết nối máy tính với khách hàng, dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao.

- Công nghệ cáp quang được nghiên cứu ứng dụng như hệ thống thử cáp quang tự động hóa, xử lý tín hiệu cáp quang, khai thác đường dây OPGW.

- Nghiên cứu cơ bản về ảnh hưởng của trường điện từ đối với đường dây thông tin như giảm nhiễu của đường dây điện, công nghệ giảm nhiễm điện từ tại các trạm điện.

- Công nghệ truyền thông vô tuyến như công nghệ kỹ thuật số TRS, internet không dây (WAP), truyền tin qua vệ tinh dùng trong công nghiệp điện.

Một phần của tài liệu Những giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w