Xét về quyền sở hữu nguyên liệu :

Một phần của tài liệu 243 Công tác Marketing của Công ty may Thăng Long trong lĩnh vực gia công Xuất khẩu (Trang 40)

C. Gia công quốc tế.

a) Xét về quyền sở hữu nguyên liệu :

Gia công quốc tế có thể được tiến hành dưới các hình thức sau đây : • Giao nguyên vật liệu, thu thành phẩm :

Bên đặt gia công giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm và các yêu cầu về mẫu mã cùng các tài liệu kỹ thuật cần thiết cho bên nhận gia công vì sau một thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Ở hình thức này, quyền sở hữu về nguyên liệu, hàng hoá thuộc về bên đặt gia công trong suốt thời gian sản xuất, vì vậy người đặt gia công phải lo tiêu thụ sản phẩm. Bên nhận gia công có thuận lợi là không phải bỏ vốn ra mua nguyên liệu, và nếu như có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi công nhân tay nghề cao biết sử dụng nguyên phụ liệu một cách tiết kiệm so với định mức tiêu hao, thì còn được hưởng phần nguyên vật liệu dôi ra.

Tuy vậy, ở phương thức này, bên nhận gia công cũng gặp phải những điều bất lợi : bị phụ thuộc nhiều vào bên thuê gia công về tiến độ giao nguyên vật liệu, về thị trường tiêu thụ, dễ bị động trong việc tổ chứ sản xuất và phí gia công thường thấp, hiệu quả kinh tế kém.

• Bán nguyên liệu, mua thành phẩm :

Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhập gia công, sau một thời gian sản xuất chế tạo sẽ mua lại thành phẩm. Ở hình thức này quyền sở hữu nguyên liệu đã chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. Người thuê gia công không phải chịu chi phí ứng trước về nguyên vật liệu do vậy ít chịu rủi ro của quá trình sản xuất. Bên nhận gia công có thể chủ động trong khâu sản xuất và có thể đưa thêm một số nguyên phụ liệu sẵn có trong nước vào trong quá trình gia công giảm chi phí sản xuất. Kết quả là thu được số tiền nhiều hơn so với kiểu làm thuê thông thường.

Một phần của tài liệu 243 Công tác Marketing của Công ty may Thăng Long trong lĩnh vực gia công Xuất khẩu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w