Lợi ích của Marketing quốc tế.

Một phần của tài liệu 243 Công tác Marketing của Công ty may Thăng Long trong lĩnh vực gia công Xuất khẩu (Trang 32 - 34)

- Marketing quốc tế mang lại những lợi ích sau : • Tồn tại :

+ Do hầu hết các nước không có được may mắn như nước Mỹ về tầm cỡ thị trường, cơ hội làm ăn và nguồn lực nên họ phải buôn bán với nhau nhằm tồn tại, Hồng Kông là một điển hình. Các nước Châu Âu cũng vậy, do hầu hết các nước Châu Âu đều là những nước nhỏ nếu không có thị trường nước ngoài, các xí nghiệp Châu Âu không có được nền kinh tế quy mô đủ lớn để canh tranh với các xí nghiệp Mỹ. Hãng Nesstte đề cập trong một quảng cáo của mình là đất nước Thuỵ Sỹ thiếu tài nguyên thiên nhiên, do vậy buộc hãng này phải dựa vào thương mại và áp dụng lấy trung tâm là toàn cầu. Và ngay cả nước Mỹ cũng cần phải tham gia thương mại quốc tế mới có thể tồn tại và phát triển được.

• Phát triển thị trường nước ngoài :

+ Các nhà làm công tác Marketing không thể xem thường tiềm năng vô tận của thị trường nước ngoài. Chẳng hạn, khi trên 95% dân số thế giới thuộc thị trường nước ngoài nước Mỹ đã tạo lên trên 75% sức mua của thế giới 3. Hơn nữa, sự luôn đổi mới về lối sống của các dân tộc cũng có thể giải thích được vì sao phải làm ăn vượt ra ngoài biên giới.

• Doanh số bán hàng và lợi nhuận :

- Trên thế giới có rất nhiều hãng, Công ty có phần lớn doanh thu và lợi nhuận thu được từ các thị trường nước ngoài. Các Công ty như : IBM, Hewwwlett Packard, Texaco, Pan Am, Hoover ... có hơn một nửa doanh số bán hàng từ nước ngoài. Về lợi nhuận, hãng Canada Cry, Max Factor, Milton ...

Bratley, Coca_cola và ITT có hơn một nửa lợi nhuận thuần thu được từ các hoạt động trên thị trường quốc tế. Riêng Công ty Coca_cola chiếm 38% doanh số bán hàng và 53% lợi nhuận thu được từ các kinh doanh quốc tế. Nổi bật hơn nữa là các hoạt động nước ngoài của Công ty ITT đã mang lại 67% lợi nhuận cho họ.

• Lạm phát và điều chỉnh giá :

- Lợi ích của xuất khẩu thì đã quá rõ ràng, còn lợi ích của nhập khẩu thì cũng không phải là ít bởi vì nhập khẩu tạo nên một công suất dự trữ cho nền kinh tế quốc dân. Không có nhập khẩu thì sẽ không có vật kích thích để thay đổi giá. Thiếu hàng nhập khẩu thay thế buộc người tiêu dùng phải trả tiền nhiều hơn do giá cao gây lên lạm phát và lợi nhuận siêu ngạch cho các hãng trong nước.

• Công việc làm ăn :

3 Nguồn : “International Dimesion of Marketing” của Vern Terpstra (Bostor Kent xuất bản 1980) trang 3. xuất bản 1980) trang 3.

- Việc hạn chế mậu dịch bằng thuế quan cao đã dẫn đến suy thoái trầm trọng và thất nghiệp tràn lan. Ngược lại, mậu dịch tự do đã cải thiện cán cân thanh toán tăng GNP vào tạo thêm công ăn việc làm cho các dân tộc. Ở Mỹ cứ xuất khẩu với giá trị 10 tỷ USD tạo ra 193.000 việc làm mới. Trong đó có, 82.600 việc làm cho người lao động chân tay. Hơn một nửa số việc làm được tạo ra do đẩy mạnh xuất khẩu.

• Mức sống :

- Thương mại quốc tế đã đem lại cho các quốc gia và dân cư một mức sống cao hơn. Nếu không có thương mại quốc tế sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hàng buộc người dân phải trả tiền cao hơn để mua số lượng hàng ít hơn. Thương mại còn tạo điều kiện cho các ngành Công nghiệp đi sâu vào chuyên môn hoá, đồng thời tăng cường cạnh tranh và tính hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ. Sự truyền bá sáng kiến sang biên giới là sản phẩm phụ hữu ích trong thương mại quốc tế. Không có thương mại quốc tế, dòng chảy của những phát minh và sáng kiến sẽ bị hạn chế.

• Sự hiểu biết về quá trình Marketing : Chúng ta không nên coi Marketing quốc tế là một bộ phận phụ của Marketing trong nước, mà cần phải hiểu ngược lại mới đúng. Như Thorelli and Becker nói : “Bằng việc quan sát Marketing của các nước khác, văn hoá khác, các nhà doanh nghiệp sẽ hiểu biết hơn về Marketing của chính nước mình” 4. Như vậy, Marketing quốc tế đã được chứng minh là rất có giá trị trong việc tạo ra một sự hiểu biết sâu hơn và cái nhìn toàn diện hơn về mô hình cho là đúng ở trong nước.

Một phần của tài liệu 243 Công tác Marketing của Công ty may Thăng Long trong lĩnh vực gia công Xuất khẩu (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w