Kinh nghiệm cho thấy, khi một công ty biết tiến hành ký kết hợp đồng thời các

Một phần của tài liệu 243 Công tác Marketing của Công ty may Thăng Long trong lĩnh vực gia công Xuất khẩu (Trang 71 - 72)

C. Gia công quốc tế.

d) Kinh nghiệm cho thấy, khi một công ty biết tiến hành ký kết hợp đồng thời các

hoạt động kinh doanh về tài chính, công nghiệp và thương nghiệp, công ty nhất định sẽ hơn hẳn về mặt cạnh tranh đối với các công ty khác chỉ hoạt động trong một ngành rieeng mà thôi. Đối với nguồn vốn nước ngoài, cần có những biện pháp gọi vốn đầu tư thích hợp với thành phần kinh tế cơ bản của nhà nước như : chủ động xây dựng các dự án đầu tư trực tiếp nhằm tăng thêm sự quan tâm của các nước, các tổ chức tài chính quốc tế hoặc tham gia tích cực vào hoạt động của cộng đồng quốc tế và khu vực.

Các hình thức gọi vốn rất đa dạng, có thể là các xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp cổ phần hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Mới đây, xuất hiện các hình thức mới như hợp tác xã sản xuất, cho thuê xí nghiệp ... cũng mang lại những hiệu quả tốt trong sản xuất và kinh doanh. Điển hình cho hình thức này chính là ở công ty may Thăng Long.

Việc thu hút vốn FDI cần hạn chế loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, vì đối với hình thức này ngoài tiền lương mà công nhân Việt Nam được hưởng thì lợi nhuận do doanh nghiệp tạo ra sẽ bị người nước ngoài chuển toàn bộ về nước. Đó là chưa kể việc có nhiều lợi thế do luật đầu tư nước ngoài quy định, các sản phẩm của các doanh nghiệp theo

laọi hình này đang bóp chết các sản phẩm nội địa cùng loại. Mặt khác khuyến khích người nước ngoài đầu tư nhưng không đầu tư trực tiếp mà đầu tư qua chứng khoán. Làm như vậy buốc các doanh nghiệp dệt - may phải hoạt động có hiệu quả cao hơn. Hiện nay hai quan điểm trái ngược nhau đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là :

+ Quan điểm thứ nhất cho rằng cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua hình thức liên doanh (không đầu tư trực tiếp) để tận dụng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng sẵn có. Liên doanh để đầu tư chiều sâu và đồng thời hài hoà dây chuyền sản xuất hiện có của doanh nghiệp Việt Nam.

+ Quan điểm thứ hai cho rằng thà đầu tư trực tiếp, phải xây dựng cơ sở hạ tầng từ đầu còn hơn là liên doanh, tận dụng được cơ sở vật chất sẵn có nhưng cái lợi thu được từ đây không bù đắp được việc “kéo cày trả nợ” cho doanh nghiệp Việt Nam (do làm ăn yếu kém ở giai đoạn trước).

Để nhìn nhận, đánh giá hai quan điểm này, ngoài việc xem xét từng trường hợp cụ thể, những người quản lý vĩ mô còn có cách nhìn trên phương diện tổng thể.

Một phần của tài liệu 243 Công tác Marketing của Công ty may Thăng Long trong lĩnh vực gia công Xuất khẩu (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w