Nghiên cứu một số kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường hàng may mặc của thế giới.

Một phần của tài liệu 243 Công tác Marketing của Công ty may Thăng Long trong lĩnh vực gia công Xuất khẩu (Trang 72 - 74)

C. Gia công quốc tế.

1.Nghiên cứu một số kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường hàng may mặc của thế giới.

Đó là nói đến kinh nghiệm của một số nước đang phát triển ở gần Việt Nam như : Trung Quốc, Thái Lan ,Ấn Độ, Malayxia, Băng Lađét ... Những nước này thuộc 15 nước đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới trong những năm gần đây.

tạo nguồn nhân lực, đầu tư mạnh cho nghiên cứu thiết kế, thực hiện các bước đi kết hợp), các nước trên đã thực hiện những biện pháp chiếm lĩnh thị trường hữu hiệu. Những biện pháp đó có thể coi là những kinh nghiệm quý báu đối với các nước đang phát triển. Một số kinh nghiệm đó là :

+ Đáp ứng đầy đủ yêu cầu chất lượng của khách hàng.

Tiêu chuẩn chất lượng của thị trường các nước phát triển đối với hàng may mặc thường rất ngặt nghèo. Để chiếm lĩnh thị trường này các nước trên buộc các nhà sản xuất phải tuân theo các tiêu chuẩn đó. Họ có những cơ quan kiểm nghiệm và phòng thí nghiệm hiện đại để kiểm tra chất lượng trước khi xuất. Họ thường áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 và nhãn hiệu CE đối với hàng may mặc xuất khẩu ( CE là nhãn hiệu của cộng đồng Châu Âu, bảo đảm phấm chất hàng hoá phù hợp với yêu cầu pháp lý của Châu Âu) .

Trong quá trình công nghệ, các nhà sản xuất thực hiện hai biện pháp mà họ coi là bí quyết trong quản lý :

* Kiểm tra “on - line” (kiểm tra trên dây chuyền) nhằm ngăn ngừa tật lỗi ở sản phẩm dệt - may ngay từ khi chúng còn là bán thành phẩm.

* Triệt để giữ vệ sinh công nghệ ở khâu sản xuất.

Cả hai biện pháp trên được kết hợp lại thành một khẩu hiệu hành động ở các khâu sản xuất: “Sạch! Sạch! Sạch ! Theo dõi, theo dõi, theo dõi !”.

+ Tích cực tìm kiếm những thị trường không hạn ngạch : Đây là kinh nghiệm của Thái Lan, Inđônêxia. Nhiều khi thị trường Mỹ, Châu Âu bị trì trệ hoặc do không cạnh tranh nổi với Trung Quốc ở thị trường này, các công ty may Thái Lan, Inđônêxia đã tìm những nước không hạn ngạch để xuất khẩu như Nhật Bản, Hà Lan, Đài Loan, Trung Đông, các nước Châu Phi và thật chớ trêu là cả Việt Nam.

+ Thực hiện nhiều biện pháp tổ chức.

Các công ty Ấn Độ và Inđônêxia đã lập kho hàng của mình ngay tại cảng ở Châu Âu ( như cảng Rotterdam) để bám sát lịch giao hàng. Đó là vấn đề tối cần thiết để có thể cạnh tranh được với những nhà giao hàng khác.

Inđônêxia cũng thành lập trung tâm mậu dịch và phân phối của mình ở Rotterdam. Trung tâm có quan hệ chặt chẽ với cảng biển, sân bay và giữ vai trò “cửa mở” vào Châu Âu, đưa hàng may xuất khẩu vào thị trường này. Trung tâm cũng đưa ra lò địa điểm cho các cuộc trưng bày triển lãm và các mục đích thương mại khác, Inđônêxia còn lập thêm nhưng trung tâm tương tự ở những địa điểm quan trọng khác ở Châu Âu.

Một phần của tài liệu 243 Công tác Marketing của Công ty may Thăng Long trong lĩnh vực gia công Xuất khẩu (Trang 72 - 74)