Các yêu cầu kinh tế.

Một phần của tài liệu 243 Công tác Marketing của Công ty may Thăng Long trong lĩnh vực gia công Xuất khẩu (Trang 58 - 67)

C. Gia công quốc tế.

1. Định nghĩa về hàng may mặc :

2.4. Các yêu cầu kinh tế.

Đây là yêu cầu mà sản phẩm thể hiện sức mạnh cạnh tranh của mình trên thị trường. Yêu cầu này bao gồm tính hợp lý về giá cả và tiện dụng. Hợp lý về giá cả được hiểu là làm thế nào là tốt mà giá cả lại phù hợp với túi tiền người tiêu dùng “chất lượng cao, giá thành hạ” luôn là yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường.

Tính kinh tế còn thể hiện ở tính tiện dụng, tính đa năng của sản phẩm. Ví dụ : chiệc áo khoác mùa Đông, trước đây thường may theo thiết kế liền một khối nên dầy và nặng rất bất tiện. Việc nghiên cứu tính tiện dụng và đa năng của sản phẩm đã mách bảo nhà thiết kế cải tiến liên tục chiếc áo khoác thành áo khoác bên trong có lông và được may riêng có nhiều khoá thuận tiện cho việc cở ra, mặc vào, nhiều túi, lại còn có mũ có thể gấp gọn sau gáy . . .

tiền sản xuất đến trong và sau quá trình sản xuất. Đó chính là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng may mặc. Đối với sản phẩm may mặc trong lĩnh vực gia công xuất khẩu, công ty cần xác định rõ các hình thức sản phẩm sau :

+ MC (cutting and Making )

Người nhận gia công chỉ tiến hành cắt và may sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.

+ CMP ( cutting, making and packaging)

Sau khi hoàn thành cắt và may sản phẩm, bên nhận gia công phải đóng gói sản phẩm vào bao bì như đã được quy định trong hợp đồng.

+ CMP ( cutting, making and trimming )

Người nhận gia công, cắt, may và thực hiện cả những công việc liên quan đến việc hoàn thiện sản phẩm may.

+ CMPQ (cutting, making, trimming and Quota fee )

ở hình thức này nghĩa vụ của người nhận gia công nặng nề hơn. Ngoài việc cắt, và đóng sản phẩm, người nhận gia công còn phải trả phí hạn ngạch theo quy định đối với những mặt hàng được quản lý bằng hạn ngạch. Ở hình thức này một điều đáng chú ý là khi ký kết một hợp đồng gia công, cần phải tính tới số quota mà doanh nghiệp mình phải phân bổ để tránh tình trạng ký hợp đồng rồi mà lại không có quota. Ngoài các hình thức gia công kể trên, còn có một loại hình gia công khá mới trong gia công hàng dệt may đi EU. Đó là hình thức TPP còn gọi là gia công thuần tuý.

Về thành phẩm.

Có thể nói thành phẩm là đối tượng chính của hợp đồng đối với người đặt gia công. Nếu có sai sót gì về quy cách phẩm chất của thành phẩm (như bị dây bẩn, có kim gãy . . . ) làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng nước ngoài thì không những công ty phải chịu trách nhiệm mà nó còn ảnh hưởng đến uy tín của công ty may Thăng Long đối với bên đặt gia công.

Quy cách phẩm chất của thành phẩm được quy định theo hai cách :

+ Trước khi sản xuất công ty tiến hành sản xuất thử sản phẩm theo yêu cầu mẫu mã của người đặt hàng đưa ra. Nếu sản phẩm đó được đối tác chấp nhận nó sẽ trở thành mẫu đối và mỗi bên sẽ giữ một mẫu làm chuẩn. Thực tế cho thấy nhiều khi mẫu đưa sang có những sai lệch mà khi ra mẫu thấy không hợp lý thì các cán bộ kỹ thuật cần hỏi lại khách để có những điều chỉnh cho phù hợp.

Cơ cấu sản phẩm gia công xuất khẩu của công ty năm 2000

STT Tên hàng Thị trường Hạn ngạch Thực hiện Đơn vị

1 Váy EU 5.000 4.820 Chiếc

2 Quần áo EU 9.000 8.500 Chiếc

3 Quần âu EU 14.000 13.250 Chiếc

4 Sơ mi nam EU 27.000 26.000 Chiếc

5 Jacket EU 30.000 29.700 Chiếc

6 Bu dông EU 63.000 52.000 Chiếc

7 Quần áo trẻ em EU 1.000 1.000 Chiếc

( Nguồn : Phòng kế toán công ty may Thăn Long ).

Chúng ta nhận thấy mặt hàng xuất khẩu của công ty còn ít ( chỉ có dưới 10 mặt hàng) trong khi đó nhu cầu về mẫu mốt trên thị trường thì vô cùng phong phú đa dạng. Đơn cử như thị trường EU nơi đời sống có thu nhập cao nên nhu cầu tiêu dùng cũng rất lớn, người dân nơi đó cũng rất chú trọng đến các trang phục ăn mặc mà đôi lúc giá cả không phải là yếu tố quyết định. Xã hội có sự phân hoá, mức tiêu thụ của từng loại hàng hoá gắn liền với mức sống của từng giai cấp. Công ty đã chưa tận dụng được thế mạnh này mới chỉ xuất những mặt hàng mình có khả năng sản xuất theo hạn ngạch sang các nước EU dùng hạn ngạch đã chỉ định một mức nhập nhất định nhưng công ty cũng không đủ khả năng đáp ứng hết nhu cầu đó. Đó là một thiệt thòi rất lớn cho công ty bởi quy mô và khả năng không cho phép công ty hoàn thành kế hoạch. Qua đó còn gây sự bất tín nhiệm của bạn hàng, nếu kéo dài sẽ gây hậu qua rất xấu. Như trên đã nói, mặt hàng của công ty mới chỉ dừng lại ở quần áo sơ mi, jacket ... giá rất rẻ mà nguyên liệu máy móc để sản xuất ra nó lại rất đơn giản, chính vì thế mới đáp ứng được cho tầng lớp lao động thu nhập thấp. Những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao như comple, quần áo dạ hội, áo da, áo lông thì công ty chưa hề xuất khẩu mà thậm chí trong điều kiện hiện nay cũng không thể có khả năng để xuất khẩu. Tại vì loại hàng này dành cho tầng lớp có đời sống cao, nhu cầu đòi hỏi rất cao về chất lượng, kiểu cách mẫu mã, thời trang. Trong bối cảnh hiện nay trước mắt công ty tập trung sản xuất các mặt hàng phục vụ tầng lớp nhân dân lao động, thu nhập thấp để tích luỹ vốn tạo điều kiện cho sự mở rộng thị trường, mở rộng mặt hàng cho tương lai. Cho đến nay mặt hàng chủ đạo xuất khẩu của công ty là áo sơ mi các loại. Mặt hàng áo sơ mi chiém tỷ trọng 70 % tổng thu nhập. Đây là mặt hàng có tính ổn định cao nhưng thực tế không phải hoàn toàn do công ty trực tiếp sản xuất, mà là nhận gia công. Các loại mặt hàng khác thì lên xuống thất thường giữa các năm, điều đó thể hiện tính chất không ổn định về khách hàng.

* Giá thành gia công xuất khẩu của công ty may Thăng Long.

Giá thành sản lượng hàng hoá chia làm ba loại:

- Giá thành định mức là giá thành được tính toán trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các định mức hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.

- Giá thành thực tế là giá thành được xác định sau khi hoàn thành công việc sản xuất san phẩm căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh. Người ta còn chia giá thành thành hai loại :

+ Giá thành sản xuất - sản phẩm (giá thành công xưởng ) • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

• Chi phí nhân công trực tiếp. • Chi phí sản xuất chung.

+ Giá thành toàn bộ sản phẩm = giá thành sản phẩm + chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .

Giá thành đơn vị của một số sản phẩm chủ yếu của công ty Thăng Long - TALIMEX - Hà nội

Tên sản phẩm Giá thành

1. áo sơ mi 34.000đ / chiếc

2. áo sơ mi xuất khẩu 70.000đ / chiếc

3. áo trẻ em 18.000đ / chiếc

4. Quần kaki 110.000đ / chiếc

5. áo phông dệt kim 22.000đ / chiếc

6. áo jacket 90.000đ / chiếc

Đây là vấn đề nhạy cảm nhất, là mục đích cuối cùng của người đi làm thuê và thường gây tranh cãi nhiều nhất trong khi đàm phán ký kết hợp đồng. Ta có thể hình dung được người Việt Nam đã bỏ bao sức người sức của để làm ra một sản phẩm may gia công xuất khẩu qua 8 nhân tố chính như sau :

Giá gia công :

+ Chi phí trực tiếp.

+ Chi phí sử dụng máy móc thiết bị. + Chi phí phân xưởng.

+ Chi phí quản lý xí nghiệp. + Chi phí ngoài sản xuất + Dự phòng lương. + Lãi.

Tuy nhiên để có được gia công thực tế ghi trong hợp đồng thì còn phải tuỳ thuộc một số yếu tố sau :

- Tuỳ từng loại mặt hàng, tính chất phức tạp kiểu dáng và mặt bằng giá chung. - Tuỳ thuộc vào người đặt gia công mà mức giá có thể khác nhau.

Nếu người gia công là người bán ra trực tiếp hay là người có thể tham gia vào hệ thống buôn bán ở các nước phát triển, nơi có mức sống và thu nhập cao thì giá gia công sẽ cao. Nếu người đặt gia công sẽ bán hàng ở các nước NICS hoặc các nước có trình độ phát triển tương tự thì giá gia công sẽ chỉ ở mức trung bình. Nếu người đặt gia công là các công ty nhỏ của các nước chưa đạt trình độ trên thì giá gia công sẽ ở mức thấp nhất.

- Thù lao phụ thuộc vào tương quan thương mại và quan hệ cung cầu trên thị trường. Ví dụ, ở nước ta có nhiều doanh nghiệp may nhận may gia công cho nước ngoài, không có mức giá gia công tối thiểu nên khi cung lớn hơn cầu thì giá gia công càng hạ xuống, cộng thêm vào đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tranh khách hàng nên giá gia công cũng không thể cao được.

- Thời điểm nhận và giao hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thù lao gia công. Tuỳ theo khi nhận hàng và giao hàng; chính vụ hay ngoài vụ mà thù lao gia công khác nhau. Do đặc điểm của hàng may mặc là sản xuất và tiêu thụ chịu tác động to lớn của nhân tố thời gian nên trong phương thức gia công, công việc phân bố không đều, có những lúc công nhân làm không hết việc (chính vụ) có lúc ít hoặc không có việc (ngoài vụ) nên thù lao cũng vì thế mà giao động theo từng thời ký.

- Ngoài ra, có thể tuỳ theo khối lượng đặt gia công nhiều hay ít mà thù lao có thể chênh lệch. Nếu khối lượng đặt gia công nhiều thì thù lao có thể gảm so với hàng cùng loại số lượng đặt hàng gia công ít. Nói một cách khác, thù lao CMP chính là yếu tố cơ bản của giá gia công. Giá gia công cao hay thấp phụ thuộc chính vào nhân tố này. Ta lấy một ví dụ đối với mặt hàng áo Jăcket.

Giá gia công trung bình giao động từ 28 USD đến 3,7 USD/chiếc. Tuỳ theo mức độ đơn giản, phức tạp hay loại vải mà giá gia công khác nhau, nên có chênh lệch so với mức giá chuẩn.

+ Áo có mũ, có cổ : 0,08 USD - 0,12 USD + Nhiều túi kiểu cầu kỳ : 0,08 USD - 0,20 USD + Nhiều chi tiết, hoạ tiết trên áo : 0,10 USD - 0,20 USD + Chất liệu vải nhăn, dễ nhăn : 0,25 USD - 0,40 USD

Tổng cộng độ giao động giá khoảng ± 1 USD.

Mức giá chuẩn được xác định dựa trên các mẫu hàng được coi là tiêu chuẩn để làm căn cứ đối chiếu khi ký kết gia công cho mỗi mẫu hàng khi vào vụ.

Ví dụ :

Kiểu Jacket 3 lớp đơn giản : 2,52 USD/áo. Kiểu Jacket 3 lớp phức tạp 3,4 USD/áo.

Kiểu Jacket 3 lớp rất phức tạp, vải microfiber : 3,7 USD/áo.

+ Yếu tố phụ liệu do bên nhận gia công cung cấp tuỳ thuộc vào thị trường phụ liệu đó vào thời điểm mua. Tức là, giá này phụ thuộc vào cung và cầu phụ liệu, chất lượng phụ liệu.

+ Phí xuất nhập khẩu, thủ tục hay phí hạn ngạch do bộ Thương mại quy định theo từng mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu hay không.

Về bao bì đóng góp ký mã hiệu :

- Liên quan đến việc duy trì và thể hiện chất lượng sản phẩm : Bao bì đảm bảo an toàn cho hàng may mặc trong quá trình vận chuyển, bốc xếp cả về số lượng và chất lượng.

- Thường là bên đặt gia công cung cấp bao bì và giá cả bao bì được tính gộp vào giá hàng. Với hàng may mặc lớp bao hàng bên trong thường là túi PE, còn lớp bì bên ngoài là thùng Carton. Quy cách đóng gói cũng phải được ghi cụ thể đến từng chi tiết.

Ví dụ như trong trường hợp đồng số 99001/HEPC/EREETEX quy định : áp Jacket được gấp bằng phẳng 5 chiếc đóng gói trong một túi PE cùng cỡ, cùng màu và 30 chiếc đóng trong một thùng Carton 95,5 x 72 x 40 cm. Bên ngoài Carton được dán băng dính và được xiết bằng đai nẹp nhựa . . .

- Ký mã hiệu là những chữ, con số, ký hiệu . . . đặc trưng để phân biệt hàng này với hàng khác, có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sao cho người chuyên chở giao đúng hàng hoá cho người nhận. Vì vậy ký mã hiệu phải rõ ràng và mang thông tin đầy đủ để dễ nhận biết lô hàng.

Công tác quảng cáo và xúc tiến thương mại.

* Triển lãm thương mại.

Có hai phương cách để công ty may Thăng Long giới thiệu cụ thể về sản phẩm của mình cho thị trường nước ngoài đó là việc các kỳ hội chợ thương mại tổ chức ở nước ngoài và tham gia vào các phái đoàn thương mại đi thăm viếng các nước. Trên thị trường quốc tế

ngày nay, hội chợ thương mại là nơi bày hàng để hàng nghìn công ty từ nhiều nước đến trưng bày mặt hàng của mình. Đấy là nơi giới thiệu để cung và cầu gặp nhau, nhiều hội chợ đặc biệt là hội chợ Châu âu đã có hàng thế kỷ. Tham dự các hội chợ thương mại đưa đến nhiều công việc mà công ty may Thăng Long cần phải hoạch định trước.

- Trong hàng trăm hội chợ tổ chức mỗi năm nên lựa chọn hội chợ nào cho đúng để tham dự. Có những hội chợ tổ chức riêng cho hàng may mặc công ty phải tính toán, lựa chọn để mặt hàng của mình thu hút được sự chú ý của người xem. Các mặt hàng đưa ra phải chuẩn bị kỹ lưỡng về mẫu mã, chất lượng.

- Phải tính đến vấn đề thuê mặt bằng ở hội chợ, cùng với vấn đề thiết kế gian hàng trưng bày sản phẩm phù hợp.

Chú ý tới việc vận chuyển hàng tới nơi triển lãm với việc bóc mở thùng hàng vào vị trí nào, khi người xem đến phải có chính sách hướng dẫn cụ thể, chân tình, gây ấn tượng với khách.

* Triển lãm mẫu hàng bằng Video.

Cho quay phim Video những sản phẩm may mặc, có thể quay kèm cả người mẫu để gây ấn tượng sản phẩm của mình. Quay phim cả công đoạn tạo ra sản phẩm, có lồng tiếng, có màu sắc. Sau đó in thành nhiều bản rồi gởi đi các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài đã được lựa chọn đem ra trình chiếu hoặc gửi đi các khách hàng, các đại lý hàng may mặc. Các băng hình được trình chiếu với sản phẩm sống động giúp cho sản phẩm của công ty được chứng minh và được người tiêu dùng tin tưởng hơn.

* Hiệp hội kinh doanh.

Trong mấy năm gần đây các công ty và các xí nghiệp may đã hình thành rất nhiều để đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên cũng vì thế mà sự cạnh tranh trở lên mạnh mẽ hơn, lợi dụng điểm này khách hàng nước ngoài thường ép giá gây ra thua thiệt cho bên Việt Nam. Hiệp hội kinh doanh ra đời trên cơ sở các nhà kinh doanh tự nguyện hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Ở Việt Nam hiệp hội may mặc ra đời đó là điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc. Thông qua sự hoạt động của hội, công ty hiểu sâu sắc hơn thị trường, quan hệ cung cầu, cũng thông qua hội chợ để công ty giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, khuyếch trương uy tín của mình. Như vậy, thông qua hội chợ, nhờ vào hội mà công ty nâng cao được uy tín, tránh được nhiều rủi ro trong kinh doanh.

* Cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

Một phần của tài liệu 243 Công tác Marketing của Công ty may Thăng Long trong lĩnh vực gia công Xuất khẩu (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w