Kiềm chế đối trọng và liên hệ phối hợp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chế độ Tổng thống hợp chúng quốc Hoa Kỳ - sự hình thành và phát triển doc (Trang 55 - 61)

Đây là đặc điểm rất có ý nghĩa trong chế độ Tổng thống Hoa Kỳ. Nếu sự phân quyền thể hiện trong cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực của chế độ Tổng thống Hoa Kỳ thì nguyên tắc kiềm chế đối trọng và liên hệ phối hợp là mối quan hệ giữa các cơ quan ấy trong quá trình hoạt động. Chúng ta lần lượt xem xét từng mối quan hệ của các cơ quan với nhau:

Giữa lập pháp với hành pháp Mặc dù Hiến pháp trao toàn quyền hành pháp cho Tổng thống nhưng không vì thế mà Quốc hội không kiểm soát được Tổng thống. Bằng chứng là Tổng thống là tổng tư lệnh lực lượng vũ trang có quyền điều động quân đội

nhưng quyền tuyên bố chiến tranh lại thuộc về Quốc hội, Tổng thống có thể sử dụng sức mạnh của quân đội nhưng việc chi tiêu cho quốc phòng lại là quyền của Quốc hội. Hiểu một cách đơn giản là Tổng thống cầm nắm được quân đội nhưng quân đội đó lại không thể hoạt động được nếu không có tiền để trang bị cho quân đội và không có tiền để trả lương cho binh sĩ. Tổng thống có toàn quyền trong quan hệ đối ngoại nhưng những điều ước mà Tổng thống ký với nước ngoài muốn có hiệu lực phải được Quốc hội phê chuẩn. Bản thân trong nhà nước tư sản theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản ngành lập pháp có quyền lực mạnh hơn các ngành quyền lực khác: "Thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản - thời kỳ tự do cạnh tranh - là thời kỳ hoàng kim của nghị viện. Nghị viện có ưu thế hơn hẳn các cơ quan nhà nước khác. Mặc dù lúc bấy giờ có nhiều quyền lực nhà nước phải chia sẻ nhưng nghị viện vẫn có một ưu thế nhất định so với các cơ quan nhà nước khác" [9, tr. 175]. Lịch sử đã có trường hợp năm 1919 Tổng thống Mỹ lúc đó là Wilson (1856 - 1924) đại diện chính phủ Mỹ ký hiệp ước Versailles thành lập Hội Quốc Liên nhưng hiệp ước này Quốc hội Mỹ không phê chuẩn nên Mỹ đã không thể trở thành thành viên của Hội Quốc Liên. Ngoài ra các quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước và các quan chức ngoại giao khi Tổng thống bổ nhiệm cũng phải có sự nhất trí của của Quốc hội. Những quyền này của Quốc hội không gì khác hơn là để kiềm chế lại những khi Tổng thống sử dụng quyền lực vượt quá giới hạn, cũng như để kiểm tra lại những quyết định của Tổng thống để tránh trường hợp vì các quyền lợi cá nhân Tổng thống ký các điều ước phương hại đến lợi ích quốc gia. Quốc hội cũng có thể buộc tội các quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước nói chung trong cơ quan hành pháp nói riêng và kể cả vị Tổng thống. Đối với Tổng thống do là người được dân chúng bầu do đó việc luận tội Tổng thống phải hết sức thận trọng. Đầu tiên là Hạ viện tiến hành luận tội về những hành vi phản bội tổ quốc, những hành vi sa đọa hay cản trở thực hiện công lý. Sau đó là Thượng viện sẽ tiến hành xét xử. Trong lịch sử đã có ba vị Tổng thống bị Quốc hội luận tội, đó là Tổng thống Andrew Johnson (1808 - 1875), Quốc hội thiếu đúng một phiếu để có thể kết án và cách chức Tổng thống. Người thứ hai là Tổng thống Nixon trong vụ Watergate tháng 7 năm 1974, trong vụ này Hạ viện buộc ba tội đối với Tổng thống là: cản trở thi hành công lý; lạm dụng quyền lực; cố tình không chấp hành lệnh đòi của tòa án, kết quả là Tổng thống phải từ chức, người thứ

ba là Tổng thống Bill Clinton trong vụ thực tập sinh Monica Lenwinxky năm 1998- 1999 nhưng Quốc hội không đủ phiếu để buộc tội Tổng thống.

Ngược lại, do quyền lập pháp có ưu thế hơn những ngành quyền lực khác cho nên quyền hành pháp của Tổng thống cũng được các nhà lập quốc Hoa Kỳ rất chú trọng và

nâng đỡ. Trong tác phẩm Những bức thư người Liên bang, Madison (1751 - 1836) người

được coi là cha đẻ của Hiến pháp Mỹ viết: "Ngành lập pháp có nhiều uy lực hơn các ngành khác, vậy chúng ta phải chia sẻ ngành này để làm cho yếu đi, nhưng trái lại, vì ngành hành pháp yếu hơn, vậy chúng ta phải tăng cường cho ngành hành pháp" [44, tr. 82]. Những tư tưởng này về sau trở thành hiện thực trong bộ máy nhà nước Mỹ. Dựa vào tư tưởng này chúng ta giải thích được vì sao cùng một công việc lập pháp mà phải chia làm hai viện, làm vừa tốn kinh phí vừa mất nhiều thời gian. Đó là vì để giảm quyền lực vốn đã lớn của quốc hội, và bản thân làm luật cần phải cẩn trọng do đó cần phải phải được thảo luận kỹ càng ở cả hai viện. Tư tưởng này ta cũng thấy trùng hợp với tư tưởng tạo thế quân bình trong triết học của Lão Tử (570 TCN -?) ở Trung Quốc: "Tổn hữu dư, bổ bất túc", "Khứ thậm, khứ xa, khứ thái" [56, tr. 18], có nghĩa là làm hao tổn bớt những cái gì dư thừa và bù đắp cho những chỗ không đủ, trừ khử những cái gì thái quá, nâng đỡ những cái gì bất cập để cho sự vật được cân bằng ổn định nhờ đó mà tồn tại phát triển. Chính vì lẽ đó mà Tổng thống Mỹ được hiến pháp trao những quyền có thể hạn chế bớt quyền lực quá lớn của Quốc hội ví dụ như quyền phủ quyết các đạo luật của Quốc hội. Như vậy một đạo luật của Quốc hội, đầu tiên nó được Tổng thống gợi ý cần phải ban hành và sau cùng trước khi dự luật trở thành luật nó lại được Tổng thống kiểm tra lại một lần nữa bằng quyền phủ quyết. Tất nhiên dự luật vẫn sẽ được thông qua nếu có được hai phần ba số phiếu của quốc hộ tán thành nhưng như vậy là rất khó khăn. Ngoài ra, Tổng thống cũng có thể triệu tập cuộc họp bất thường, trong trường hợp hai viện bất đồng ý kiến về việc nghỉ khóa họp, Tổng thống có quyền bãi khóa họp Quốc hội trong thời gian mà Tổng thống cho là thích hợp các phiên họp của Quốc hội. Mối quan hệ của Tổng thống với Quốc hội trong quá trình lập pháp, mối quan hệ của Quốc hội với Tổng thống trong khi thực hiện nhiệm vụ đối ngoại và sử dụng sức mạnh quân sự, đã chứng minh giữa hành pháp và lập pháp là có sự bổ sung phối hợp với nhau, chứ không phải như một số người nghĩ rằng vì phân quyền riêng rẽ nên các ngành quyền lực

độc lập tuyệt đối với nhau không liên quan gì đến nhau, giống như chai lọ hóa chất và khí trơ trong phòng thí nghiệm. Chính Madison (1751 - 1836) giải thích rằng: "Hiến pháp không phải tạo ra thiết chế riêng rẽ, thực hiện các chức năng riêng rẽ, mà là các

thiết chế riêng rẽ thực hiện chức năng chung, nhờ đó mà các ban ngành này đã kết nối

và hòa trộn để trao cho mỗi ban, ngành một khả năng kiểm soát hợp hiến đối với các ban ngành kia" [46, tr. 30]. Mối liên hệ giữa hành pháp và lập pháp thể hiện ở việc thành lập các cơ quan khác nhau như chiếc cầu nối giúp cho hành pháp và lập pháp có được sự phối hợp hoạt động để thực hiện chức năng của mình, các cơ quan đó là các ủy ban các nhóm công tác được Tổng thống hoặc Quốc hội lập ra:

Kể từ khi hiến pháp ra đời, nhiều cơ quan khác nhau đã được thành lập như là chiếc cầu nối những khoảng cách giữa ba ngành này giúp đỡ cho cho hệ thống này hoạt động có hiệu quả. Ví dụ như là các đảng phái chính trị và các ủy ban Quốc hội. Tổng thống và các nghị sĩ là các thành viên của các đảng phái và mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng một đảng trong hai ngành thường giúp cho việc ban hành các luật theo những mục tiêu chung [7, tr. 48].

Tính liên hệ phối hợp giữa hành pháp và lập pháp Mỹ cũng thể hiện ở mối quan hệ của Tổng thống với các nghị sĩ của đảng đối lập chiếm đa số trong Quốc hội. Mối quan hệ đó có thể được tiến hành tại các ủy ban đặc trách của Tổng thống có nhiệm vụ liên lạc giữa Tổng thống với Quốc hội, hay được tiến hành khi Tổng thống có những cuộc gặp thường niên với các Nghị sĩ có uy tín lớn của Quốc hội trong đó có các nghị sĩ đảng đối lập tại Nhà trắng. Trong chế độ Tổng thống Hoa Kỳ còn có điểm đặc biệt là quan hệ phối hợp giữa Tổng thống và Quốc hội còn được thể hiện trong những cuộc bàn thảo thương lượng không chính thức mà các nhà nghiên cứu gọi là chế độ đại nghị ở hành lang:

Có thể có trường hợp Tổng thống người đứng đầu bộ máy hành pháp kiêm nguyên thủ quốc gia do nhân dân gián tiếp (hoặc trực tiếp) bầu ra không là đảng viên của đảng chiếm đa số trong nghị viện. Nhưng vì nghị viện không bị giải tán, do vậy thay cho quan hệ phối hợp của chính thể cộng hòa đại nghị được quy định cụ thể trong hiến pháp là quan hệ mềm dẻo, mặc

cả mua chuộc giữa chính phủ và đảng chiếm đa số trong nghị viện... sự mặc cả này không được quy định trong hiến pháp [9, tr. 232].

Mối liên hệ phối hợp của Tổng thống với Quốc hội lập pháp rất chặt chẽ thường xuyên trong trường hợp đảng của Tổng thống chiếm đa số trong Quốc hội hay trường hợp an ninh quốc gia bị đe dọa. Sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã chứng minh, ngay sau khi nước Mỹ bị tấn công, Tổng thống đã triệu tập Quốc hội bất thường và Quốc hội Mỹ với đa số tuyệt đối đã nhanh chóng ủng hộ và tạo điều kiện cho Tổng thống Bush triển khai quân đội trả đũa chính quyền Taliban ở Apganitan với số phiếu tuyệt đối 98/98 ở Thượng viện.

Lập pháp với tư pháp. Tòa án Mỹ được hiến pháp trao toàn quyền xét xử và có rất nhiều định chế để tòa án được độc lập theo học thuyết phân quyền. Nhưng không vì thế mà tòa án hoàn toàn thoát khỏi mối liên hệ và sự ràng buộc với bị Quốc hội. Thẩm phán của tòa án liên bang không bị các sức ép từ các nghị sĩ nhưng bản thân các thẩm phán tối cao mặc dù do Tổng thống bổ nhiệm nhưng thượng viện là người thẩm tra tư cách đặc biệt kỹ lưỡng, và quyết định bổ nhiệm của Tổng thống chỉ có hiệu lực khi Thượng viện đồng ý phê chuẩn. Quốc hội cũng có thẩm quyền quy định về số lượng thẩm phán, quy mô của tòa án tối cao và số lượng các tòa án cấp dưới. Mặc dù thẩm phán tòa án tối cao có nhiệm kỳ suốt đời và xét xử là nghề nghiệp của thẩm phán nhưng bản thân thẩm phán lại bị Quốc hội xét xử nếu có hành vi không đúng với cương vị. Ngược lại, Quốc hội với vai trò làm ra luật nhưng luật đó có thể bị mất hiệu lực nếu tòa án tuyên luật mà Quốc hội làm ra là vi hiến. Sự phối hợp giữa Tòa án với Quốc hội thể hiện rất rõ ở chỗ, khi xét xử, tòa án chỉ tuân theo pháp luật, nhưng việc tuân theo pháp luật không chỉ là sự áp dụng cứng nhắc, máy móc, tuân thủ chính xác quy phạm mẫu mực mà Quốc hội đã cẩn trọng làm ra. Nếu chỉ áp dụng dụng máy móc chính xác, những quy phạm khuôn mẫu đó thì người ta đã có thể sản xuất ra máy móc, rô bốt mà việc áp dụng quy phạm với mức độ dung sai tuyệt đối. Quốc hội làm ra luật tuy rằng rất cẩn trọng nhưng vẫn chỉ là tiên liệu được một số hoàn cảnh sẽ xảy ra, còn trên thực tế thì có muôn nghìn vạn trạng dữ kiện xảy ra xung quanh khuôn đúc mẫu mực mà Quốc hội quy định từ trước. Chính Thẩm phán sẽ là người hoàn thiện để giúp những quy phạm khuôn mẫu của Quốc hội đi vào cuộc sống. Chính sự sáng tạo và những kỹ năng nghề nghiệp của thẩm phán đã

sáng tạo ra những án lệ để bổ xung cho nguồn luật của Quốc hội. Nhưng tất nhiên những bản án của tòa án chỉ trở thành án lệ khi nó đạt được những chuẩn mực nhất định được công nhận rộng rãi và được áp dụng nhiều lần. Ngoài ra mặc dù Quốc hội làm ra luật nhưng quyền giải thích luật lại thuộc quyền của Tòa án và như vậy sẽ tránh được hiện tượng cơ quan nào dự thảo luật cũng mong muốn quy định những điều khoản có lợi cho cơ quan mình, có lợi cho nhóm dân cư mà mình đại diện. Mối liên hệ của Toà án và Quốc hội Mỹ còn thể hiện trong sự phối hợp giữa lập pháp và hành pháp trong việc buộc tội Tổng thống người đứng đầu hành pháp. Theo quy định của hiến pháp Mỹ Thượng viện có quyền xét xử Tổng thống nhưng Chánh án Tòa án tối cao liên bang sẽ chủ tọa phiên tòa và như vậy đó chính là sự phối hợp giữa lập pháp và tư pháp trong việc giữ gìn công lý. Sự phối hợp này tránh cho những trường hợp đa số các nghị sĩ thuộc đảng đối lập với Tổng thống sẽ không dễ dàng thực hiện những mưu mô chính trị và như thế công lý được không bị lu mờ bởi các động cơ chính trị.

Giữa hành pháp với tư pháp. Theo quy định của hiến pháp các chức danh thẩm phán liên bang không do bầu cử mà do Tổng thống bổ nhiệm, do đó Tổng thống là người lựa chọn nhân sự cho ngành tư pháp. Tòa án là người kết án cho các phạm nhân nhưng Tổng thống lại có quyền ban bố lệnh ấn xá cho các phạm nhân việc ân xá có thể là hoàn toàn hay có điều kiện điều đó có nghĩa là làm bớt đi hình phạt mà toà án đã tuyên. Ngược lại Toà án sẽ có thể tuyên một hành vi của Tổng thống là vi hiến và trong các tranh chấp thì quyết định của tòa án sẽ là quyết định cuối cùng. Đánh giá một cách khách quan thì trong các mối quan hệ giữa ba ngành quyền lực thì tư pháp là ngành quyền lực có tính độc lập nhiều hơn vì bản tính của tư pháp là vô tư là xét xử một cách độc lập khách quan, là bảo vệ công lý, mà muốn có công lý thì càng tránh được áp lực càng tốt, càng vô tư càng tốt. Tác giả mô hình hóa nguyên tắc phân quyền và kiềm chế đối trọng như sau [8, tr. 78]: Hòm phiếu Quốc hội (hạ nghị viện và thượng Tổng thống Tòa án tối cao. Hành pháp Lập pháp Tổng thống đề nghị luật, có thể phủ quyết luật

do Quốc hội thông qua

Quốc hội có thể thông qua luật bỏ qua quyết của Tổng thống với đa số 2/3, thông qua các hiệp định, tuyên bố chiến

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chế độ Tổng thống hợp chúng quốc Hoa Kỳ - sự hình thành và phát triển doc (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)