III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh.
Biểu 14: Quy hoạch sử dụng đất ngành giao thông vận tải năm
Đơn vị tính: ha. HẠNG MỤC Hiện trạng Quy hoạch Diện tích mở
Diện tích dùng vào quy hoạch
Đất dân cư Cây hàng năm Cây lâu năm Mặt nước nông nghiệp Đất rừng Mặt nước hoang Tổng 638 1.206 568 63 162 92 54 154 43 A/ Các tuyến đường 633 1.063 430 49 83 79 48 134 37 I/ Đường quốc lộ 65 149 84 10 15 17 2 33 7 - Quốc lộ 18 30 50 20 3 8 5 4 - Quốc lộ 183 15 25 10 1 3 2 2 2 - Quốc lộ 37 20 20 - Cao tốc 54 54 6 4 10 2 31 1
II/ Đường huyện 32 58 26 3 4 3 13 3
III/ Đường đô thị 39 240 206 37 42 33 31 56 7
IV/ Đường nông thôn 467 581 114 2 23 25 12 32 20
V/ Đường xe lửa 35 35
B/ Các công trình xây dựng 5 143 138 14 79 13 6 20 6
I/ Bến xe, quảng trường 1 63 62 10 36 5 2 5 4
II/ Cảng sông 10 10 10
Đến năm 2010, các tuyến đường quốc lộ được nâng cấp (đường 18, đường 183 nền đường tương đương cấp II) xây dựng mới 15km đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long.
- Các tuyến đường huyện nền đường tương đương cấp III - IV. Diện tích đất giao thôg đến năm 2010:
- Đường quốc lộ: Nền đường : 149 ha tăng 84 ha Lưu không : 20m X2 - Đường huyện: Nền đường : 58 ha tăng 26 ha Lưu không 10mx2
(riêng đường bến bình 2 km chuyển cho cấp xã quản lý) - Đường nông thôn:
Nền đường : 518 ha tăng 114 ha Lưu không : 3mx2
- Đường trục thôn xã: Lưu không : 5mx2
- Đường đô thị (cả vỉa hè): Nền đường : 240 m tăng 206 ha
Tổng diện tích các tuyến đường: 1063 ha tăng 430 ha (không kể lưu không ).
Diện tích dùng cho giao thông cụ thể như sau: - Lâý vào đất dân cư : 63 ha
- Cây lâu năm : 92 ha
- Mặt nước nông nghiệp : 54 ha - Đất rừng : 154 ha
Biểu 15: Quy hoạch sử dụng đất thuỷ lợi đến năm 2010 huyện Chí Linh.
HẠNG MỤC Hiện trạng năm 2000 Quy hoạch 2010 Diện tích tăng Ghi chú
Dài (m) D.tích công trình chính (ha) D.tích lưu không (ha) Dài (m) D.tích công trình chính (ha) D.tích lưu không (ha) D.tích công trình chính (ha) D.tích lưu không (ha) 1. Hệ thống đê. 31.046 109,52 130,7 52.196 127,58 130,7 18,06
- Đê Trung ương 22.046 79,37 99,2 22.046 92,58 99,2 13,21
- Đê địa phương 9.000 30,15 31,5 9000 35,00 31,5 4,85
2. Hệ thống bờ vùng 49.930 62,84 199,7 49.930 72,27 199,7 94 3. Hệ thống kênh mương 2.912.000 921,8 2.912.709 946,45 24,65 - Kênh cấp I 24.000 28,8 34.709 53,45 24,65 - Kênh cấp II 380.000 266 380.000 266 - Kênh cấp III 2.508.000 627 2.508.000 627 4. Hệ thống trạm bơm 7,46 11,36 3,9
- Trạm bơm tưới 2 cái 0,68 0,68 T.b Mai Động-Triệu nội
- Trạm bơm tiêu 1 1 3,40 2,4 T.b Vạn Thắng
- Trạm bơm tưới tiêu kết hợp 5,78 7,28 1,5
Tập trung hoàn thành qui hoạch hệ thống thuỷ lợi trước năm 2005. Chủ yếu nâng cấp theo các mục tiêu sau:
- Nâng cấp đê điều : 18 ha
- Xây dựng hệ thống tiêu nước : 25 ha - Nâng cấp hệ thống bờ vùng : 9 ha
- Cải tạo nâng cấp các trạm bơm : 4 ha
Tổng diện tích đất thuỷ lợi: 1.158 ha tăng 56 ha chủ yếu lấy vào diện tích đất nông nghiệp.
Thực hiện kiên cố hoá hệ thống mương cấp III tiết kiệm được 5 -10 ha diện tích, nhưng do xây dựng mới hệ thống kênh mương cấp III nên diện tích các công trình giữ ổn định.
8.2. Đất di tích lịch sử:
Diện tích hiện trạng 46 ha được giữ ổn định trong các năm qui hoạch. Đại bộ phân các khu di tích lịch sử thường gắn liền các danh lam thắng cảnh các danh nhân văn hoá và các vị anh hùng dân tộc, cho nên cần một diện tích phụ trợ lớn: Khu côn Sơn - Kiếp Bạc diện tích 160 ha dọc theo chiều dài 10 km sẽ được phát triển trên 1000ha với mục đích du lịch cảnh quan môi trường. Trong khu vực này sẽ xây dựng một khu lâm viên diện tích 30 -50 ha.
8.3. Đất khai thác khoáng sản :
Qui hoạch vùng khai thác 113 ha. (hiện trạng đã có 53 ha ). Do khu khai thác nằm trong vùng qui hoạch đô thị cần tập trung khai thác hết 50 ha để đưa sang xây dựng một công viên thể thao.
Hiện trạng 65 ha. Khai thác hết 49 ha để đưa vào sử dụng làm mặt nước nông nghiệp. Bố trí thêm 25 ha đất canh tác để lấy đất cho công nghiệp sản xuất ngói (chủ yếu xí nghiệp gạch Văn An).
8.5. Đất nghĩa địa và các loại đất khác:
- Bố trí thêm 8 ha đất nghĩa địa cho qui hoạch đô thị chủ yếu vào đất đồi rừng.
- Bổ sung 7 ha khu bãi thải công nghiệp - Khu xử lý rác thải
Danh 10 ha diện tích đất ngoài đê để lấy đất phục vụ cho việc nâng cấp đê điều.
9. Quy hoạch đất đô thị:
Trong đó:
- Đất phát triển đô thị 1.685 ha chiếm 25,67% - Các vùng phụ trợ 4.879 ha chiếm 74,33 % Trong đó đất phát triển đô thị:
c. Đất ở : 500 ha tăng 360 ha
Lấy vào đất nông nghiệp: 55 ha Đất lâm nghiệp 91 ha Đất nông thôn 220 ha
Mặt nước chưa sử dụng 14 ha
Nâng cấp hệ thống giao thông đã lấy vào 20 ha đất ở.
Như vậy phần lớn diện tích đất ở đô thị của Chí Linh được cải tạo từ đất ở nông thông sang.
Chủ yếu dùng cho xây dựng khu công nghiệp Hoàng Tân và mở rộng đường giao thông (đã được tính trong đất chuyên dùng).
- công nghiệp :450 ha - Giao thông: 200ha
- Giao thông đô thị :240 ha - công viên xanh : 180 ha
- Xây dựng công cộng và kho tàng : 115 ha
10.Quy hoạch đất ở nông thôn; (chủ yếu tận dụng trong khuôn viên dân cư bằng hình thức tách hộ).
Đất ở nông thôn bị biến động lớn do nhu cầu qui hoạch đất đô thị chu chuyển đất ở nông thôn diễn ra theo chiều hướng giảm, nhưng thực tế nhu cầu vẫn tăng cụ thể như sau:
Hiện trạng: 970 ha chuyển 81 ha sang đất chuyên dùng 220 ha sang đất đô thị.
Nhu cầu đất ở nông thôn:
Tách hộ ; 46 ha từ đất nông nghiệp sang
Cấp mới: 9 ha đất canh tác và 50 ha đất đồi rừng Diện tích 795 ha giảm 175 ha
Hướng bố trí đất ở nông thôn theo hình thức thôn xóm tập trung qui mô lớn. Việc xây dựng nhà cửa và cơ sở hạ tầng theo qui hoạch và được quản lý chặt chẽ.
11.Đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp bị biến động nhiều nhất, do nhu cầu phát triển đô thị công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Năm 2000 đất nông nghiệp 9.784ha Năm 2010 giảm còn 9.092 ha
Chu chuyển cụ thể của từng loại đất như sau:
11.1. Đất trồng cây hàng năm:
Hiện trạng diện tích 7.515 ha chuyển 550 ha sang lập vườn trồng cây ăn quả, thả cá; 575 ha sang đất xây dựng; 83 ha sang đất giao thông; 56 ha sang đất thuỷ lợi; 60 ha sang đất khoáng sản; 25 ha sang đất khai thác nguyên vật liệu ; 12 ha sang chuyên dùng khác; 10 ha sang đất ở đô thị và 9 ha sang đất ở nông thôn.
Cải tạo 229 ha đất bằng chưa sử dụng và 50 ha đất bãi bồi để trồng trọt. Đến năm 2010 đất trồng cây hàng năm 6.432 ha giảm 1.083 ha trong đó trồng lúa: 5.557 ha
11.2. Đất trồng cây lâu năm:
Hiện có : 2.078 ha (kể cả đất vườn) Chuyển 171 ha sang đất xây dựng 79 ha sang đất giao thông
38 ha sang đất ở đô thị
46 ha tách đất ở khu dân cư nông thôn
cải tạo 330 ha đất lúa năng suất thấp sang lập vườn đến năm 2010 đất trồng cây lâu năm : 2.074 ha
11.3. Mặt nước nuôi trồng thủy sản:
Cải tạo 280 ha mặt nước và 40 ha diện tích khai thác nguyên vật liệu để nuôi trồng thuỷ sản. Trong quá trình lập vườn sẽ có 220 ha chuyển sang Như vậy đến năm 2010 mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 586 ha tăng 395 ha.
12.Đất lâm nghiệp:
Tổng quĩ đất lâm nghiệp: 12.623 ha
Dự kiến đến hết năm 2000 có khoảng 12.600 ha rừng. Tuy nhiuên do các nhu cầu xây dựng cơ bản đến năm 2010 chỉ còn 11.751 ha (gồm 731 ha chuyển sang đất chuyên dùng: 141 ha sang mục đích đất ở )
Trong đó có:
- Rừng đặc dụng: 4.020 ha. Trong đó cấy ăn quả 2ll.751 ha - Rừng phòng hộ: 6.519 ha
- Rừng sản xuất; 1.212 ha
13.Đất chưa sử dụng :
Hiện trạng có 1.786 ha trong đó sông suối 828 ha Như vậy thực tế đất chưa sử dụng chỉ còn : 959 ha Trong đó:
Đến năm 2010 cơ bản sử dụng hết, chỉ còn 58 ha mặt nước và 15 ha đất bãi bồi tồn tại ở dạng tự nhiên
Như vậy đến năm 2010 tổng quát đất được sử dụng như sau:
LOẠI ĐẤT Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Ghi chú Tổng diện tích 27.633 100 I/ Đất nông nghiệp 9.092 32,90
II/ Đất lâm nghiệp 11.751 42,52
III/ Đất chuyên dùng 4.594 16,62
IV/ Đất ở 1.295 4,68
1. đất ở đô thị 500
V/ Đất chưa sử dụng 901 3,28
IV NHẬN XÉT CHUNG:
Quy hoạch sử dụng đất Huyện Chí Linh được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt và đưa vào áp dụng, thực hiện trên địa bàn từ cuối năm 1998
Cho đến nay, đã góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội, đặc biệt quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của huyện giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, cụ thể là:
Năm 1998, tỷ trọng ngành nông nghiệp: Công nghiệp: dịch vụ là: 0,407 : 0,330 : 0,263
Đến năm 2000 là 0,351 : 0,361 : 0,288
Hơn nữa, nó góp phần tích cực trong quản lý và sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai của huỵen. Trước hết, công tác quy hoạch sử dụng đất giúp cho UBND huyện kiểm soát mọi diễn biến về tình hình đất đai, ngăn chặn được tình trạng sử dụng lãng phí, bừa bãi, sử dụng không đúng mục đích. Công tác quy hoạch sử dụng đất giúp cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm được dễ dàng hơn và đạt hiệu quả sát mục tiêu đề ra.
Thứ hai là công tác quy hoạch sử dụng đất góp phần thúc đẩy nhanh, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất đồi rừng, tạo điều kiện cho các hộ chủ động sản xuất nâng cao hiệu quả lao động, nhất là đất đồi rừng hầu như đã được phủ xanh thu được nguồn lợi lớn. (đất nông nghiệp cơ bản đã cấp xong 22.163 hộ đạt 100%, đất thổ cư 27.881 hộ đạt 80%).
Mặt khác công tác quy hoạch sử dụng đất đã tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá các loại đất hợp lý hơn, giúp cho việc giải toả mặt bằng
để xây dựng cơ sở hạ tầng việc thu thuế đất được nhanh chóng, hiệu quả, làm cho người dân tin tưởng hơn đối với chính quyền.
Tuy nhiên bên cạnh đó công tác quy hoạch sử dụng đất vẫn con nhiều hạn chế, chưa phát huy hết được sức mạnh, hiệu quả của nó, do một số nguyên nhân sau đây.
Một là: công tác quy hoạch còn diễn ra cứng nhắc thủ tục rườm rà, đội
ngũ cán bộ địa chính năng lực yếu kém, nhất là trong chuyên môn lập quy hoạch chi tiết ở cấp xã. Bên cạnh đó lương trả cho cán bộ địa chính lại thấp, không tránh khỏi tình trạng làm việc chểnh mảng, kém nhiệt tình, nhiều trường hợp cán bộ đo đạc còn nhầm lẫn bị người dân phản ảnh, làm mất uy tín, gây khó khăn cho công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bạn khi thực hiện giải toả mặt bằng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hai là: Do đây là công việc phức tạp, khó khăn, có khối lượng công việc
lớn, tốn nhiều tiền của, tốn nhiều thời gian do thực hiện qua nhiều bước như: điều tra, đo đạc, đánh giá hiện trạng.... Hơn nữa trong khi thực hiện quy hạch việc giao đất theo mục đích sử dụng cho từng đối tượng nhất là việc thu thuế chưa có chính sách khuyến khích đối với những hộ bị giải tỏa đến khu vực khác, cho nên nhiều trường hợp họ vẫn còn chần trừ, do dự, gây khó khăn đến việc giải toả và xẩy râ nhiều trên địa bàn thị trấn Phả Lại
Thứ ba là: Việc quy hoạch sử dụng đất ở, nhất là các khu đô thị (thị trấn
Sao Đỏ, phả lại) chưa đem lại hiệu quả cao, còn lãng phí do huyện chưa thực sự quan tâm đầu tư cho công tác quy hoạch nhà ở. Đây là hai công việc gắn bó cùng tác động tương hỗ để cùng nhau đạt hiệu qủa, đặc biệt trong sự hình thành một đô thị hiện đại mà đó là hướng công tác quy hoạch sử dụng đất đặt ra cho thị trấn Sao Đỏ và Phả Lại, khu đô thị mới mang tính chất công nghiệp, dịch vụ, du lịch....
Bốn là: Việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện chưa bám sát
với quy hoạch sử dụng đất, do đó chưa đem lại hiệu quả cao trong công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2010.
Đó là một số nguyên nhân chính làm hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Chí Linh điều đó cần phải có những giải pháp khắc phục ngay trong thời gian gần nhất.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẢ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHÍ LINH
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN CHÍ LINH ĐẾN NĂM 2010 CHÍ LINH ĐẾN NĂM 2010
Những năm 2000 là những năm đầu của thế kỷ mới, thế kỷ của khoa học công nghệ hiện đại và phát triển, sẽ tạo nên những xung lực mới. Là một huyện nằm ở vị trí thuận lợi trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, của vùng và khu vực, được Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư phát triển. Đặc biệt thị trấn Phả Lại- Chí Linh trong tương lai không xa sẽ trở thành một khu đô thị mới mang tính chát công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Chính vì vậy, đây là giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá phát triển với tốc độ nhanh và có thể đem lại bước nhảy vượt bậc trên địa bàn huyện. Điều đó gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai, đòi hỏi quản lý đất đai tiết kiệm và hiệu quả hơn thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt được mục tiêu chiến lược kinh tế- xã hội đến năm 2010, đó là:
3. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển kinh tế với nhịp độ cao trên nền tảng chính trị ổn định.
- Phát triển kinh tế đặt trong mối quan hệ gắn bó với địa bàn kinh tế trọng điểm; Hà Nội- Hải Phòng-Hải Dương-Quảng Ninh- Bắc Ninh, mà Chí Linh là một trong những khu công nghiệp lớn của khu vực vùng Đông Bắc của cả nước.
- Chú trọng tập chung giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, trong đó ưu tiên mở rộng nghành nghề đào tạo việc làm, nâng cao năng lực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, coi trọng yếu tố con người, thực hiện tốt các chính sách xã hội
- Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các công trình văn hoá truyền thống dân tộc.
4. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010.
- thu nhập bình quân 1.700 USD/ người, tăng khoảng 5 lần so với năm 2000. - tỷ lệ tăng dân số giữ ở mức 1,0% năm