- Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vi phạm hợp đồng.
Khi xây dựng và ban hành pháp luật, một trong những nguyên tắc quan trọng là phải thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về lĩnh
trọng là phải thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực văn bản đó điều chỉnh. Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước là kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình xây dựng pháp luật, định hướng cho người soạn thảo. Chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực đưa người Việt Nam đi làm việc ở nươc ngoài được thể hiện ở nhiều văn bản, nhưng rõ nét và tập trung nhất là ở Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị. Ngay trong phần mở đầu của Chỉ thị, hoạt động xuất khẩu lao động đã được coi là “một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa các giữa nước ta với các nước”. Do vậy, chủ trương của Đảng là chúng ta phải “mở rộng và đa dạng hóa hình thức, thị trường (...), phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”, đồng thời phải “phát triển và đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục ý thức pháp luật... ” cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được xây dựng dựa trên những quan điểm, chủ trương nêu trên của Đảng, trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện pháp luật vẫn phải phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước.