Tình hình tội phạm cớp giật tài sản

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng (Trang 46 - 49)

- Theo xu hớng tội phạm hình sự nĩi chung tăng, tội phạm cớp giật tài sản diễn biến cũng tơng đối phức tạp. Qua thống kê cho thấy, năm 2002 số vụ cớp giật tài sản xảy ra 31 vụ, giảm 7 vụ so với năm 2001; năm 2003 xảy ra 45 vụ, tăng 14 vụ (tăng 45,16%); năm 2004 xảy ra 35 vụ, giảm 10 vụ (giảm 22,22%, nhng nếu so với đầu kỳ (năm 2002) thì vẫn tăng 4 vụ); năm 2005 xảy ra 39 vụ, tăng 4 vụ (tăng 11,42% so với năm 2004). Tuy nhiên, năm 2006, tình hình cớp giật tài sản tăng đột biến, xảy ra 86 vụ, tăng 47 vụ (tăng 120,5% so với năm 2005). [xem bảng thống kê số 03 phần phụ lục]. Qua thống kê phân tích trên nhận thấy trong 4 năm đầu từ 2002 đến 2005 tình hình cớp giật tài sản trên địa bàn tồn tỉnh Bình Dơng cơ bản đợc kiềm chế khơng tăng đột biến, nhng đến năm 2006 thì tình hình diễn biến đặt biệt phức tạp, số vụ cớp giật xảy ra tăng đột biến 120,5% so với năm 2005, nếu so sánh với năm 2002 thì năm 2006 số vụ cớp giật tài sản tăng 55 vụ, tăng 177,4% so với đầu kỳ (năm 2002).

Trong 5 năm (2002-2006) tổng số vụ cớp giật xảy ra là 236 vụ, gây thiệt hại 840 triệu đồng, 230 chỉ vàng và 11 sợi dây chuyền bạch kim, 38 điện thoại di động và 3 xe mơ tơ các loại. Số tài sản thiệt hại này nếu so sánh với tổng thiệt hại của tội phạm trong 5 năm chiếm tỉ lệ khơng nhiều, nhng đối với nhân dân lao động đĩ là một tài sản khơng nhỏ. Tội phạm cớp giật tài sản gây bức xúc rất lớn trong quần chúng nhân dân, khơng vì thiệt hại khơng đáng kể theo so sánh chung, mà khơng cĩ sự tập trung điều tra làm rõ nhằm thu hồi tài sản bị chiếm đoạt cũng là vật chứng của vụ án, để trả lại tài sản cho ngời dân.

Nếu theo cách phân loại án của Cơng an tỉnh Bình Dơng gồm 2 loại: Loại trọng án (án rất nghiêm trọng và đặt biệt nghiêm trọng) và loại thờng án (án ít nghiêm trọng và nghiêm trọng) thì tội phạm cớp giật tài sản thuộc loại th- ờng án và tỉ lệ tội phạm cớp giật tài sản so với tổng số vụ phạm pháp hình sự chiếm tỉ lệ lần lợt qua các năm là 4,1% (năm 2002), 3,5% (năm 2003), 4,3% (năm 2004), 3,8% (năm 2005), 6,9% (năm 2006). Nếu tính tỉ lệ số vụ án cớp giật tài sản so với loại trọng án thì tỉ lệ lần lợt là 21,2% (năm 2002), 26,3% (năm 2003), 24,8% (năm 2004), 18,3% (năm 2005), 68,3% (năm 2006) và tỉ lệ số vụ án cớp giật tài sản so với loại thờng án thì tỉ lệ lần lợt là: 5,1% (năm 2002), 7% (năm 2003), 5,1% (năm 2004), 4,7% (năm 2005), 7,7% (năm 2006). Tính bình quân thì tỉ lệ các vụ án cớp giật tài sản chiếm 5% trên tổng số vụ phạm pháp hình sự, chiếm 29,5% trên tổng số trọng án và chiếm 6% trên tổng số thờng án.

Theo Điều 136 - Bộ luật hình sự, thì tội phạm cớp giật tài sản cĩ khung hình phạt từ nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng, trong 236 vụ cớp giật tài sản thì cĩ đến 186 vụ (tỉ lệ 78,8%) đối tợng dùng thủ đoạn nguy hiểm (sử dụng xe mơ tơ làm phơng tiện để cớp giật tài sản) thuộc điểm d, Khoản 2, Điều 136 - BLHS cĩ khung hình phạt đến 10 năm tù, là loại tội phạm rất nghiêm trọng. Nhng việc chỉ xếp tội phạm này vào loại thờng án là khơng hợp lý, dễ tạo tâm lý xem nhẹ, khơng tập trung lực lợng đấu tranh loại tội phạm này vì tỉ lệ so với th- ờng án là thấp, nhng nếu xếp vào loại trọng án thì sẽ thấy tỉ lệ rất cao, cho thấy đợc sự nguy hiểm của nĩ để tập trung đấu tranh.

Tội phạm cớp giật tài sản thuộc nhĩm tội phạm xâm phạm sở hữu quy định tại chơng XIV- BLHS. Nếu tính về số vụ thì tội phạm cớp giật tài sản xảy ra đứng thứ ba, chỉ sau tội phạm trộm cắp và cớp tài sản thì việc tập trung để đấu tranh là hồn tồn hợp lý. Trong 5 năm, số vụ cớp giật tài sản xảy ra là 236 vụ, tội phạm cớp tài sản là 304 vụ, tội phạm trộm cắp tài sản đến 3097 vụ, cịn các tội phạm cịn lại cĩ số lợng ít, chiếm tỉ lệ thấp nh: Tội phạm lạm dụng tín

nhiệm chiếm đoạt tài sản 97 vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 93 vụ, cịn các tội phạm khác hàng năm vài vụ, cĩ loại tội khơng xảy ra. Tội phạm cớp giật tài sản bình quân chiếm tỉ lệ 6% trong nhĩm tội phạm xâm phạm sở hữu. [xem bảng số

04 phần phụ lục]

Phân tích diễn biến các vụ cớp giật tài sản theo địa bàn xảy ra nhận thấy, tình hình cớp giật tài sản chủ yếu xảy ra ở các huyện gồm: Dĩ An 77 vụ (tỉ lệ 32,6%), Thuận An 64 vụ (tỉ lệ 27,1%), Thị xã Thủ Dầu Một 32 vụ (tỉ lệ 13,6%), Dầu Tiếng 26 vụ (tỉ lệ 11%), Bến Cát 23 vụ (tỉ lệ 9,7%) đây là các địa bàn cĩ đơng dân c, cĩ nhiều khu cơng nghiệp phát triển. Riêng 2 huyện Tân Uyên và Phú Giáo chiếm tỉ lệ thấp, chỉ cĩ 6% tổng số vụ cớp giật tài sản xảy ra. [xem bảng thống kê số 5 phần phụ lục]

- Kết quả cơng tác điều tra làm rõ tội phạm cớp giật tài sản trong những năm qua nh sau:

Trong 5 năm (2002-2006) với tổng số là 236 vụ cớp giật tài sản ghi nhận đợc xảy ra, kết quả điều tra làm rõ đợc 147 vụ, bắt 224 đối tợng, đạt tỉ lệ bình quân 62.2%. Cụ thể hàng năm nh sau: Năm 2002 làm rõ đợc 12 vụ, bắt 21 đối tợng đạt tỉ lệ 45,2% (tỉ lệ điều tra làm rõ phạm pháp hình sự chung trên địa bàn tồn tỉnh năm 2002 là 49,6%); năm 2003 làm rõ 24 vụ, bắt 37 tên, đạt tỉ lệ 53,3%, tăng 8,1%; năm 2004 điều tra làm rõ 19 vụ bắt 33 tên đạt tỉ lệ 54,3%, tăng 1% so với năm 2003; năm 2005 điều tra làm rõ 27 vụ, bắt 38 tên, đạt tỉ lệ 69,2%, tăng 14,9% so với năm 2004; năm 2006 điều tra làm rõ 63 vụ, bắt 93 đối tợng, đạt tỉ lệ 73,3%, tăng 4,1% so với năm 2005, đây là năm đạt tỉ lệ điều tra làm rõ cao nhất, tăng 28,1% so với năm 2002, tỉ lệ điều tra làm rõ tội phạm cớp giật năm 2002 đạt tỉ lệ điều tra thấp nhất trong 5 năm và thấp hơn tỉ lệ bình quân điều tra làm rõ tội phạm cớp giật tồn tỉnh trong 5 năm (45,2% so với 62,2%). Kết quả điều tra làm rõ tội phạm cớp giật tài sản năm sau đạt tỉ lệ cao hơn năm trớc, so với tỉ lệ điều tra làm rõ bình quân của phạm pháp hình sự trong

5 năm đạt 59,5% thì tỉ lệ điều tra làm rõ tội phạm cớp giật tài sản đạt tỉ lệ 62,2%, cao hơn 2,7%. [xem bảng số 06 phần phụ lục]

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động phát hiện, thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng (Trang 46 - 49)