Xác định ngân sách marketing

Một phần của tài liệu 276 Xây dựng & hoàn thiện chiến lược marketing ở khách sạn ATS (Trang 78)

Hiện nay, khách sạn ATS vẫn chưa thật sự chú trọng đến hoạt động marketing; vì vậy khách sạn chưa xây dựng ngân sách cho hoạt động marketing.

Trong tương lai, hoạt động marketing ngày càng có vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy khách sạn ATS cần coi trọng hoạt động marketing hơn nữa, tiến hành công tác marketing theo một quy trình nhất định, lập ra các chiến lược marketing, đề ra các mục tiêu cụ

thể cho hoạt động marketing ..có như vậy khách sạn mới mong đạt được hiệu quả kinh doanh tốt, giữ vững được chỗ đứng hiện tại của mình.

Khi hoạt động marketing được tiến hành một cách bài bản, có những mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động thì việc xác định ngân sách cho hoạt động marketing là cần thiết và là điều kiện để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động marketing của doanh nghiệp mình.

- Mỗi một nội dung của kế hoạch marketing đều cần được đảm bảo bằng những khoản ngân sách nhất định.

- Việc xác định ngân sách cho từng hoạt động phải được cân nhắc kỹ để đảm bảo rằng nó không trùng lặp.

- Việc xác định ngân sách cần phải chỉ rõ nguồn nhân lực cho từng hoạt động.

Có rất nhiều phương pháp để xác định ngân sách cho hoạt động marketing, nhưng theo ý kiến chủ quan của mình và tình hình hiện tại của khách sạn ATS em thấy rằng: phương pháp lập ngân sách theo nhiệm vụ và mục tiêu (phương pháp ngân sách khởi điểm zero) là thích hợp hơn cả.

Theo phương pháp này, doanh nghiệp lập ngân sách trên cơ sở các mục tiêu marketing-doanh nghiệp phải xem xét cần có bao nhiêu ngân sách để đạt được mục tiêu đó.

Để thực hiện phương pháp này khách sạn ATS cần tiến hành theo các bước sau:

- Trước hết, người làm marketing cần phải mô tả được từng hoạt động marketing của doanh nghiệp, xem xét có bao nhiêu nhân viên, có bao nhiêu công việc.

- Phải xem xét tính liên tục của từng công việc, từng bộ phận.

- Phải lựa chọn được những hình thức thay đổi thích hợp nhất và phải tính toán được chi phí cho từng hình thức thay đổi này.

- Phải tính toán ngân sách trên cơ sở chi phí cần thiết để duy trì hoạt động, nếu chi phí ở dưới mức này thì không duy trì được hoạt động lâu dài và mọi chi phí ở trên mức tối thiểu phải là chi phí sinh lời.

- Trên cơ sở các hoạt động ở các bộ phận đã được hoạch định một cách chi tiết, lúc này người lãnh đạo cao nhất sẽ xét duyệt các cấp độ chi phí khác nhau theo mức độ quan trọng của từng công việc.

Phương pháp này có ưu điểm là: tập trung ngân sách cho hoạt động của từng bộ phận chứ không dàn trải và nó sẽ ưu tiên cho bộ phận sinh lời lớn hơn.

Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm như: mất nhiều thời gian, công sức hơn và trong một số trường hợp nhất định, phương pháp này tỏ ra rất tốn kém.

Phương pháp pháp này có điều kiện cung cấp thông tin về các bộ phận khác nhau. Mặt khác, nó làm dễ dàng cho việc đánh giá của từng bộ phận và loại bỏ những việc không còn thích hợp.

Để đảm bảo hoạt động marketing có hiệu quả, thì cần thiết phải lập ngân sách cho nó. Bất cứ một hoạt động nào cũng chỉ có thể được thực hiện khi có một khoản ngân sách nhất định. Việc xác định ngân sách marketing phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tầm cỡ của doanh nghiệp, quy mô và mục tiêu của chiến lược marketing.

3.3 Một số đề xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing ở khách sạn ATS

Với những kiến thức đã học được ở trường và qua 16 tuần thực tập tốt nghiệp, em nhận thấy rằng tại khách sạn ATS hoạt động marketing còn chưa phát huy hết tác dụng của nó bởi vì cán bộ công nhân viên trong khách sạn chưa thực sự coi trọng marketing và chưa nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động marketing trong kinh doanh hiện nay.

Cán bộ công nhân viên trong khách sạn ATS luôn cố gắng để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách mà chưa biết khuyến khích, khêu gợi và làm nảy sinh những nhu cầu của người tiêu dùng về một loại sản phẩm dịch vụ nào đó. Đây chính là công việc của marketing.

Khách sạn cần cố gắng hơn nữa trong hoạt động marketing của mình, khách sạn cần nhận biết được nhiệm vụ của hoạt động marketing, đề ra những mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động để từ đó xác định được một ngân sách thích hợp cho từng hoạt động marketing này.

Thật khó để có thể đáp ứng hết toàn bộ khách hàng trong điều kiện hiện nay. Nếu cứ cố tình theo đuổi mục tiêu này, có thể doanh nghiệp sẽ thất bại trong kinh doanh. Vì vậy khách sạn ATS cần tiến hành việc nghiên cứu thị

trường, nghiên cứu môi trường marketing, nghiên cứu và phân tích các đối thủ cạnh tranh một cách sâu sắc nhằm tìm ra được những đoạn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp mình và thiết kế những hệ thống marketing-mix phù hợp với

Trước mắt, doanh nghiệp cần nghiên cứu, phân tích xem hệ thống marketing-mix hiện nay mà khách sạn đang sử dụng phù hợp nhất với đối tượng khách nào để từ đó có những chính sách đặc biệt nhằm thu hút đối tượng khách này đến với doanh nghiệp.

Khách sạn cũng cần tìm hiểu để nhận biết được đối tượng khách nào thực sự quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp mình để từ đó tập chung nỗ lực marketing vào những tập khách hàng tiềm năng này.

Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp còn đơn điệu và không có sự khác biệt. Khách sạn cần làm phong phú thêm hỗn hợp sản phẩm của mình. Việc đưa thêm sản phẩm mới vào kinh doanh là rất khó khăn đối với khách sạn ATS nhưng khách sạn cũng có thể làm phong phú và tạo ra sự khác biệt cho hỗn hợp sản phẩm của mình bằng những dịch vụ bổ xung như: dịch vụ trông trẻ miễn phí cho khách khi khách ở khách sạn, huấn luyện đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao để có thể làm các thủ tục đặt phòng, trả phòng cho khách nhanh chóng, thuận tiện... tạo bầu không khí gia đình trong toàn khách sạn...

Khách sạn cũng cần tiến hành làm marketing toàn doanh nghiệp, phải làm cho mỗi nhân viên trong khách sạn trở thành một phương tiện quảng cáo hữu hiệu nhất cho khách sạn...

3.4 Điều kiện thực thi các ý kiến đề xuất

Nhằm làm cho ý kiến đóng góp của mình có thể thực hiện được, em xin đưa ra một số điều kiện sau đối với khách sạn ATS: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khách sạn cần tổ chức bộ phận marketing có bài bản và quy mô hơn, hoạt động marketing phải được tiến hành thường xuyên liên tục.

- Khách sạn cần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động với cả các nhà quản lý khách sạn và đội ngũ nhân viên. Hàng năm phải dành một quỹ thời gian và kinh phí để mở các lớp học nhằm trang bị lại các kiến thức cơ bản và cung cấp các kiến thức mới cho toàn bộ nhân viên.

- Cần tiến hành quản trị theo mô hình mới, đặt nó vào yếu tố quan trọng để khách sạn tồn tại, đó chính là khách hàng. Nhân viên được thực sự tôn trọng và được trao quyền lực để đáp ứng các nhu cầu tức thì của khách.

- Khi đã nắm bắt được nhu cầu của khách, khách sạn nên xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, thiết kế hệ thống phân phát dịch vụ từ khi khách bước vào đến khi khách rời khỏi khách sạn và quay trở lại.

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật chính là yếu tố hữu hình quan trọng của chất lượng dịch vụ. Các dịch vụ càng vô hình thì khách càng tin vào các yếu tố hữu hình. Yếu tố hữu hình như là bản thông điệp truyền tới khách hàng “Tất cả những gì mà quý khách nhìn thấy sẽ được đưa vào dịch vụ của khách sạn để phục vụ quý khách”.

- Có các biện pháp thu hút khách hàng như: có chiến lược marketing định hướng vào khách hàng, có cam kết tỉ mỉ về chất lượng dịch vụ và được đảm bảo bằng lời hứa của người lãnh đạo cao nhất, đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và có chiến lược sai sót bằng không, xây dựng hệ thống theo dõi chất lượng, làm tốt việc thoả mãn nhu cầu nhân viên của mình cũng như của khách hàng...

Tóm tắt chương 3

Không chỉ ở khách sạn ATS, mà ở hầu hết các khách sạn nhà nước nói chung ở Việt nam, hoạt động marketing ở các doanh nghiệp này còn nhiều bất cập, nó chưa thực sự được coi trọng và chưa phát huy hết vai trò của mình. Vì thế, chiến lược marketing ở các khách sạn nhà nước còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược marketing ở các khách sạn nhà nước nói chung và ở khách sạn ATS nói riêng là cần thiết và không thể thiếu trong kinh doanh.

Căn cứ vào tình hình, xu hướng phát triển của ngành khách sạn ở Việt nam và thực trạng kinh doanh ở khách sạn ATS, chương 3 là những ý kiến đóng góp của người viết nhằm hoàn thiện việc xây dựng chiến lược marketing ở khách sạn ATS.

Người viết không hy vọng tất cả những ý kiến đóng góp của mình đều có tác động tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ở khách sạn, chỉ hy vọng được cán bộ công nhân viên trong khách sạn xem xét những ý kiến đóng góp này và có thể đến một lúc nào đó, nó sẽ có tác dụng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn.

KẾT LUẬN

Ngày nay trên thế giới, du lịch đã là một nhu cầu không thể thiếu được đối với mỗi con người, và trở thành một hiện tượng phổ biến trong đời sống của con người hiện tại.

Cùng với tác động của những chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, những hoạt động nhằm thúc đẩy ngành du lịch; chắc chắn kinh doanh khách sạn ở Việt nam sẽ vững bước đi lên.

Hoà nhập vào tốc độ phát triển du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng; khách sạn ATS với sự đồng lòng góp sức của toàn thể cán bộ công nhân viên sẽ đưa tốc độ phát triển của khách sạn đi cùng với ngành.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy lợi ích của hoạt động marketing là thực sự lớn lao và có ý nghĩa đối với mọi doanh nghiệp. Để có thể đạt được kết quả như mong muốn thì nhất thiết phải có sự chuẩn bị chu đáo cho các chiến lược marketing với những mục tiêu lâu dài.

Khách sạn ATS có thể xem đây là một hướng giả quyết cho hoạt động marketing của mình. Cùng với việc giải quyết những khó khăn còn tồn tại là hoàn thiện và nâng cao những mặt mạnh, không ngừng cải tiến, xây dựng các chiến lược marketing, khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có nhằm làm cho hiệu quả kinh doanh của khách sạn ngày càng tốt hơn.

Để không bị đào thải trong một nền kinh tế cạnh tranh với điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay, bắt buộc mọi doanh nghiệp phải luôn hoàn thiện mình và có những chính sách nhằm củng cố và phát triển.

Trong một tương lai không xa, hoạt động marketing khách sạn-du lịch sẽ phát triển, việc xây dựng chiến lược marketing trong khách sạn cũng vì thế mà trở lên quan trọng hơn.

Với trình độ nhận thức còn hạn chế, nên người viết không thể tránh khỏi những sai sót trong bài viết của mình. Nhưng hy vọng rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài viết này được hoàn thiện hơn.

Mục lục Trang

Lời mở

đầu...

1 Chương 1 Một số lý luận cơ bản về chiến lược marketing của doanh nghiệp khách sạn... 3

1.1 Một số nét khái quát về kinh doanh khách sạn... 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn... 3

1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của ngành trong nền kinh tế quốc dân... 6

1.2 Marketing khách sạn... 6

1.2.1 Dịch vụ đặc điểm dịch vụ và các hàm ý marketing... 6

1.2.2 Định nghĩa và phương hướng marketing khách sạn...

8 1.2.3 Những đặc trưng cơ bản của marketing dịch vụ và marketing trong kinh doanh khách sạn... 10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.4 Các phương pháp tiếp cận marketing khác nhau cần cho ngành khách sạn... 12

1.3 Khái niệm và nội dung của chiến lược marketing... 13

1.3.1 Khái niệm về chiến lược marketing... 13

1.3.2 Nội dung xây dựng chiến lược marketing...

14 1.3.2.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu...

14 1.3.2.2 Hoạch định hệ thống marketing-mix trên thị trường mục tiêu.... 23

1.3.3.3 Xây dựng ngân sách marketing...

29 1.4 Các chiến lược marketing... 30

1.4.1 Chiến lược thị trường mục tiêu đơn...

30 1.4.2 Chiến lược marketing tập chung... 31

1.4.3 Chiến lược marketing toàn diện... 31

1.4.4 Chiến lược marketing không phân biệt... 31

Tóm tắt chương 1... 31

Chương 2 Thực trạng kinh doanh và xây dựng chiến lược marketing ở khách sạn ATS-Hà nội... 32

2.1 Khái quát về khách sạn... 32

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển... 32

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty... 32

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ mấy quản lý của khách sạn ATS...

2.1.4 Các lĩnh vực kinh doanh và khách hàng hiện tại của khách sạn... 35

2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh của khách sạn ATS... 39

2.3 Đánh giá việc xây dựng chiến lược marketing ở khách sạn ATS... 42

2.3.1 Nội dung xây dựng chiến lược marketing ở khách sạn ATS...

42 2.3.1.1 Công tác nghiên cứu, phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu... 42

2.3.1.2 Hệ thống marketing-mix của khách sạn ATS... 45

2.3.1.3 Đánh giá mục tiêu marketing và ngân sách cho chiến lược marketing... 57

2.4 Đánh giá tổng quát... 58

Tóm tắt chương 2... 61

Chương 3 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lươck marketing ở khách sạn ATS... 62

3.1 Xu hướng phát triển thị trường du lịch và mục tiêu trong những năm tới của khách sạn... 62

3.1.1 Xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt nam... 62 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2 Xu hướng phát triển của thị trường khách sạn du lịch ở Hà nội... 66

3.1.3 Thực trạng và phương hướng hoạt động của khách sạn ATS trong những năm tới...

68 3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược marketing ở khách sạn ATS... 70

3.2.1 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược marketing... 70

3.2.2 Nghiên cứu, phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu...

72 3.2.3 Hoàn thiện hệ thống marketing-mix... 74

3.2.4 Xác định ngân sách marketing... 84

3.3 Một số đề xuất khác nhằm hoàn nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing ở khách sạn ATS ... 86

3.4 Điều kiện thực thi các ý kiến đề xuất... 88

Tóm tắt chương 3... 89

Một phần của tài liệu 276 Xây dựng & hoàn thiện chiến lược marketing ở khách sạn ATS (Trang 78)