Đánh giá mục tiêu marketing và ngân sách cho chiến lược

Một phần của tài liệu 276 Xây dựng & hoàn thiện chiến lược marketing ở khách sạn ATS (Trang 53 - 54)

hợp của mình. Mặc dù vậy hiệu quả kinh doanh của khách sạn vẫn tốt. Tuy nhiên, khách sạn không thể hài lòng với kết quả kinh doanh hiện tại được mà cần phải

phát triển dịch vụ khách hàng trong tương lai; có như vậy khách sạn mới có thể đứng vững và phát triển trong một thị trường luôn luôn biến động như hiện nay.

2.3.1.3 Đánh giá mục tiêu marketing và ngân sách cho chiến lược marketing marketing

Đối với một doanh nghiệp không có kế hoạch marketing hàng năm thì mục tiêu cho các hoạt động cũng không thể xác định rõ ràng được.

Khách sạn ATS chưa đề ra được những mục tiêu cụ thể cho hoạt động marketing, có chăng chỉ là những mục tiêu thời điểm, không có các mục tiêu và các chiến lược marketing lâu dài. Thường các chiến lược marketing chỉ trong ngắn hạn với mục tiêu thu hút thêm lượng khách.

Cũng chính bởi vì hoạt động marketing không được thực hiện có quy mô , nên ngân sách cho hoạt động marketing ở khách sạn chưa có. Khách sạn cần phải coi trọng hoạt động marketing hơn nữa, cần hiểu rõ được tác dụng của hoạt động marketing đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn để có những đầu tư đúng mức cho hoạt động này.

Các chiến lược marketing ở khách sạn ATS

Do hoạt động marketing ở khách sạn ATS còn chưa có chiều sâu nên việc xây dựng chiến lược marketing ở khách sạn vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Khách sạn hầu như chưa có các chiến lược cụ thể cho sự phát triển.

Khách sạn ATS chỉ sử dụng một chiến lược marketing duy nhất đó là'' chiến lược marketing không phân biệt''. Khách sạn bỏ qua sự khác nhau giữa các phân đoạn thị trường (khách sạn không có sự phân đoạn) và sử dụng cùng một

Khách sạn tập chung vào những đặc điểm chung của các loại khách hàng và cố gắng bổ sung các sản phẩm đa dạng và các chiến dịch khuyến mại trong một chính sách marketing hỗn hợp. Khách sạn nhận biết được sự khác nhau về nhu cầu của các đoạn thị trường nhưng tập chung đáp ứng những nhu cầu chung của chúng bằng các sản phẩm như: ăn uống, lưu trú.

Sử dụng chiến lược marketing này, khách sạn đã tiết kiệm được chi phí cho hoạt động marketing. Tuy nhiên, do khách sạn là một doanh nghiệp nhà nước, các dịch vụ kinh doanh trong khách sạn bị hạn chế, hơn nữa hỗn hợp sản phẩm của khách sạn lại không có sự phong phú, đa dạng. Vì vậy việc bổ sung các dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu trên các đoạn thị trường rất khó khăn.

Mặc dù vậy, do giữ được uy tín trong kinh doanh nên lượng khách đến với khách sạn vẫn ngày càng tăng lên. Hy vọng rằng trong tương lai hoạt động marketing của khách sạn sẽ được quan tâm đúng mức hơn.

Một phần của tài liệu 276 Xây dựng & hoàn thiện chiến lược marketing ở khách sạn ATS (Trang 53 - 54)