Những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng

Một phần của tài liệu những ảnh hưởng của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng tới việc thực hiện quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng (Trang 25 - 34)

không đăng ký kết hôn tới quan hệ vợ chồng

Giả sử mọi cuộc hôn nhân đều diễn ra một cách êm đẹp, các bên nam nữ thật sự yêu thương, gìn giữ được mối quan hệ vợ chồng lâu dài, mục đích hôn nhân đạt được thì việc có đăng ký kết hôn hay không không trở thành vấn đề nghiêm trọng. Nhưng, nếu trong quá trình chung sống xảy ra mâu thuẫn, cuộc hôn nhân đó không có hạnh phúc, đời sống chung không thể kéo dài thì việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên sẽ gặp khó khăn do hai bên không đăng ký kết hôn.

Xem xét những ảnh hưởng của việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn đến quan hệ vợ chồng chính là chỉ ra những tác động của sự không được thừa nhận là vợ chồng tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân giữa vợ chồng.

* Ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng

Trong Luật HN&GĐ năm 2000 thì quyền và nghĩa vụ về nhân thân bao gồm: Nghĩa vụ và quyền thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng (Điều 18); Nghĩa vụ và quyền thể hiện quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của vợ chồng (Từ Điều 19 đến Điều 23); Quyền và nghĩa vụ đại diện cho nhau giữa vợ và chồng (Điều 24).

Theo Điều 18 Luật HN&GĐ năm 2000 thì vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy với nhau. Sở dĩ, pháp luật quy định như vậy là bắt nguồn từ nguyên tắc

“hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Nam nữ yêu thương nhau, mong muốn xây dựng gia đình nên đã kết hôn với nhau, Giấy chứng nhận kết hôn là sợi dây ràng buộc về mặt pháp lý giữa người nam và người nữ với nhau, giúp cho hai bên phần nào ý thức được trách nhiệm đối với quan hệ hôn nhân của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn thì sợi dây ràng buộc này lại không được chặt chẽ, đó chỉ là sự “quy ước” với chính bản thân mỗi bên về trách nhiệm chung thủy của mình đối với bên kia chứ không có một sự ràng buộc chắc chắn nào về mặt pháp luật. Cho dù người đó có vi phạm chế độ một vợ một chồng đi chăng nữa thì pháp luật cũng không có chứng cớ gì buộc họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Do vậy, có thể nói việc chung sống như vợ chồng đã phần nào tạo một “cơ chế mở” cho việc thực hiện nghĩa vụ yêu thương, chung thủy với nhau của “vợ chồng”. Xin đưa ra một ví dụ để minh chứng cho điều này.

Anh Nguyễn Văn A và chị Trần Thị L chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 2001 đã có hai người con chung (con lớn sinh năm 2002, con nhỏ sinh năm 2005). Năm 2006 anh A bỏ mẹ con chị L (không tiến hành xin ly hôn tại Tòa án) và kết hôn với chị Phạm Thị H có đăng ký kết hôn tại UBND xã. Khi chị L tìm đến và yêu cầu anh A về chung sống với mẹ con chị thì anh A đã từ chối, và đưa cho chị xem Giấy chứng nhận kết hôn của anh với chị H và tuyên bố việc anh lấy chị H là hoàn toàn hợp pháp. Qua ví dụ đưa ra ta thấy: nếu như ngay từ ban đầu anh A và chị L đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì việc anh và chị H kết hôn sau này là không thể (trừ khi anh chị đã ly hôn). Vì không có quan hệ vợ chồng theo pháp luật với chị L nên anh A đã tự do yêu thương người khác ngoài “vợ” của mình là chị L, thậm chí còn chối bỏ tư cách là chồng của chị L và tư cách làm cha của các con ruột của mình.

Trong thực tế, cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng diễn ra êm ả mà đôi khi vẫn xảy ra mâu thuẫn, vì không bị ràng buộc bởi pháp luật nên trong suy

nghĩ của hai bên nam nữ họ có quan niệm là còn tình cảm thì sống chung, còn nếu tình trạng trầm trọng kéo dài mà không thể sống cùng nhau được nữa thì chia tay mà lại không cần phải làm những thủ tục kết hôn, ly hôn cho phức tạp. Những suy nghĩ như vậy đã gây ra những hậu quả không nhỏ cho mỗi bên sau này, đặc biệt là lên phụ nữ và trẻ em. Xét một cách vĩ mô, nó làm suy đồi những giá trị đạo đức và nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt.

Quyền đại diện cho nhau trước pháp luật là một trong những quyền nhân thân quan trọng của vợ và chồng. Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định việc đại diện cho nhau giữa vợ và chồng trong các trường hợp:

+ Đại diện theo ủy quyền: “vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.” (khoản 1, Điều 24) Quy định này đã tạo điều kiện cho vợ, chồng có thể thực hiện được các giao dịch dân sự trong trường hợp một bên vì lý do nào đó không thể trực tiếp tham gia giao dịch khi giao dịch này đòi hỏi sự đồng ý của cả vợ và chồng.

+ Đại diện theo pháp luật: “vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó” (khoản 2, Điều 24). Như vậy, vợ chồng có thể giám hộ cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự hoặc nếu được Tòa án chỉ định là người đại diện theo pháp luật khi một bên bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tuy nhiên, đó là quy định trong trường hợp hai bên nam nữ đã xác lập quan hệ vợ chồng bằng việc đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nam, nữ có quan hệ chung sống như vợ chồng không được thừa nhận là có quan hệ hôn nhân trên thực tế thì cũng không phát sinh quyền và nghĩa vụ đại diện theo pháp luật cho nhau.

Khi hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nếu một bên thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung bắt buộc phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng mà lại không được sự ủy quyền của bên kia, thì khi đó quyền và lợi ích của bên kia sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Ví dụ sau đây chứng minh cho điều đó. Bản án số 32/DSST ngày 26/05/2007 của TAND quận C, thành phố H đã giải quyết vụ kiện giữa anh X và chị Y, chung sống với nhau từ năm 2002 sau khi cả hai người đều đã ly hôn. Họ chung sống hạnh phúc, đến năm 2006 thì phát sinh mâu thuẫn trầm trọng nên anh X đã yêu cầu ly hôn. Trước Tòa, chị Y cho rằng anh X không phải là chồng mà chỉ là bạn của chị, do thấy anh X nuôi con nhỏ một mình nên đã chung sống để giúp đỡ anh nuôi con. Trong thời gian chung sống, anh X đã góp tiền để chị Y mua một mảnh đất trị giá 1,2 tỉ đồng. Chị Y không thừa nhận có quan hệ vợ chồng với anh X nên không chấp nhận yêu cầu chia tài sản của anh X. Rõ ràng anh X là người bị thiệt hại về tài sản trong trường hợp này.

Giả sử, ngay từ khi về chung sống với nhau, anh X và chị Y tiến hành đăng ký kết hôn thì khi chị Y mua một tài sản có giá trị lớn như mảnh đất thì phải có giấy ủy quyền của anh X cho chị Y đại diện cho anh mua miếng đất đó. Như vậy là quyền lợi của anh X sẽ được bảo đảm khi anh X có đăng ký kết hôn với chị Y. Tuy nhiên, trong trường hợp này, vì anh X và chị Y không đăng ký kết hôn mà chỉ chung sống với nhau như vợ chồng nên giao dịch của chị Y không có sự ủy quyền của anh X là hoàn toàn phát sinh hiệu lực. Do đó, về mặt pháp lý thì mảnh đất này chỉ thuộc về chị Y, anh X không được chia tài sản, trừ khi chứng minh được tư cách đồng sở hữu với chị Y.

* Những ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng.

Liên quan đến khía cạnh này, Luật HN&GĐ 2000 quy định một số vấn đề về tài sản chung của vợ chồng (Điều 27); Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 28); Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29); Quyền thừa kế tài sản chung của vợ chồng (Điều 31),…

* Về nguyên tắc, để xác định tài sản chung của vợ chồng thì điều quan trọng

nhất đó là thời kỳ hôn nhân. Điều 27 Luật HN&GĐ chỉ rõ: “tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân…”.

Theo pháp luật HN&GĐ hiện hành thì thời kỳ hôn nhân được xác định kể từ thời điểm hai bên nam nữ được cấp Giấy chứng nhận. Tuy nhiên trong trường hợp “kết hôn không đăng ký” thì việc xác định thời kỳ hôn nhân lại không dễ dàng. Tại Điều 3 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP đã quy định về việc công nhận ngày hôn nhân có hiệu lực: “Quan hệ hôn nhân của những người đăng ký kết hôn theo quy định tại Nghị định này, được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế.” Cùng vấn đề, điểm c Mục 1 Nghị định số 77/2001 còn quy định: thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống được gia đình chấp nhận, được người khác hay tổ chức chứng kiến, hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Mặc dù vậy, trong thực tiễn việc xác định thời kỳ hôn nhân không phải lúc nào cũng được suôn sẻ. Trong không ít các trường chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, khi có tranh chấp về tài sản giữa vợ hoặc chồng hoặc khi họ có yêu cầu ly hôn thì việc xác định thời điểm nam, nữ bắt đầu về chung sống với nhau rất khó, bởi lúc đó người nào cũng muốn được lợi về tài sản. Có thể tài sản họ tạo lập ra là trong thời kỳ hôn nhân nhưng do không có một mốc chứng cứ rõ ràng

nên họ gian lận về thời điểm chung sống để tài sản đó là của riêng họ, do họ có được trước thời kỳ hôn nhân. Hậu quả là người kia phải chịu thiệt, đặc biệt là những người phụ nữ lấy chồng và đóng vai trò là “phụ nữ của gia đình”, tuy không có công sức tạo dựng tài sản do lao động của mình nhưng giả sử trong trường hợp đó họ có mối quan hệ vợ chồng ràng buộc về mặt pháp lý thì khi giải quyết vấn đề chia tài sản họ sẽ được pháp luật bảo vệ quyền tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng.

* Về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài

sản của vợ chồng, Điều 4, Chương II của Nghị định 70/2001 quy định:

1. Trong trường hợp việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình mà pháp luật quy định giao dịch đó phải tuân theo hình thức nhất định, thì sự thỏa thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực…)

2. Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hình thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng

Như vậy, đối với các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mà có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình; hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản riêng thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình đều phải có sự thỏa thuận của vợ chồng theo hình thức luật định.

Đặt vấn đề ngược lại, nếu một bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng định đoạt những tài sản lớn như đã nói ở trên là để tẩu tán tài sản hoặc để thực hiện những lợi ích riêng của gia đình thì tất yếu lợi ích vật chất của bên kia sẽ bị xâm phạm.

Ví dụ: Anh A và chị B có quan hệ chung sống như vợ chồng với nhau từ năm 2003. Một lần, khi chồng đi công tác vắng nhà, chị B đã mang 2 tỉ đồng là tài sản chung giữa chị và anh A để đi mua một căn hộ chung cư ở Khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính và đăng ký quyền sở hữu với tên chị B. Khi anh A đi công tác về, thấy số tiền 2 tỉ đồng của mình đã bị chị B mang đi mua nhà mà không hỏi ý kiến của mình đã rất tức giận, tuy nhiên lại không thể yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng mua nhà của chị B bởi về nguyên tắc, Tòa án chỉ tuyên bố hợp đồng do một bên vợ, chồng tự định đoạt tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng mà không có sự thỏa thuận của người chồng, vợ kia là vô hiệu khi quan hệ của họ là vợ chồng theo luật định, tức là được công nhận là hôn nhân thực tế hoặc có Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Trong ví dụ trên, để lấy lại được phần tài sản của mình trong quan hệ tài sản chung với chị B là một việc làm rất khó cho anh A, anh A phải tự mình chứng minh để bảo vệ cho quyền tài sản của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những điều trên cho thấy, việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ có thể gây ra một tác động vô cùng lớn tới lợi ích về tài sản của vợ, chồng khi người chồng, người vợ của họ thực hiện một giao dịch có liên quan đến tài sản có giá trị lớn nhưng lại không được sự đồng ý của họ.

* Vấn đề thừa kế giữa vợ và chồng trong quan hệ chung sống không đăng ký

kết hôn liệu có đặt ra?

Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:

Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận của người khác quản lý di sản….

Một phần của tài liệu những ảnh hưởng của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng tới việc thực hiện quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng (Trang 25 - 34)