Chiến lược sản phẩm

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing du lịch Đà Lạt Lâm Đồng (Trang 72 - 75)

mục tiêu của mình. Nói đến sản phẩm du lịch là nói đến dịch vụ du lịch, là sản phẩm của lao động sống nhằm phục vụ khách du lịch. Theo kết quả khảo sát chuyên gia cho thấy Marketing sản phẩm của du lịch Dalat (Ka = 3.36) là có tiềm năng phát triển.

¾ Chiến lược đa dng hóa và nâng cao cht lượng các sn phm du lch: Thời gian qua, du lịch Lâm Đồng phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác những tài nguyên du lịch sẵn có. Tuy nhiên, đến nay nhiều tài nguyên bị khai thác cạn kiệt dần, sựđầu tư tôn tạo, nâng cấp phát triển chậm. Đây là một lý do chính làm cho sản phẩm du lịch của Lâm Đồng còn kém hấp dẫn, hạn chếđáng kể sự thu hút khách du lịch quốc tế. Vì vậy, trước hết cần khai thác bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên qua các lễ hội, làng nghề thủ công, đặc biệt văn hoá cồng chiêng (loại hình du lịch hấp dẫn) vừa được công nhận di sản văn hoá để phục vụ khách tham quan, nghiên cứu. Tiếp đến là du lịch sinh thái như du lịch mạo hiểm, tuần trăng mật, trang trại đồng quê gắn với “con đường xanh

Tây Nguyên”, phong trào chạy bộ quanh hồ Xuân Hương mỗi sáng hoặc tối. Đồng thời mở rộng các hình thức vui chơi giải trí cao cấp, hiện đại. Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch trên địa bàn. Khuyến khích mở rộng nhiều loại hình dịch vụ lưu trú (khách sạn cao cấp), dịch vụăn uống trong hệ thống khách sạn - nhà hàng để tạo ra sựđa dạng và hấp dẫn hơn.

¾ Chiến lược v sn phm và th trường: Các sản phẩm du lịch có đặc điểm là ít biến đổi trong khi nguồn tài nguyên bị hạn chế. Vì vậy, phải có một chiến lược tiếp thị tập trung cao độ với các lựa chọn chiến lược sản phẩm và thị trường như sau:

- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ: Cho đến nay, thị trường khách quốc tế của Lâm Đồng phần lớn là bà con Việt Kiều, khách Đài Loan, Pháp, Anh, Mỹ.... Mặc dù khách này thuộc nhóm có yêu cầu cao. Tuy nhiên họđã phần nào chấp nhận và quen với những sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung và của Dalat - Lâm Đồng nói riêng. Nên cần thiết phải đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Bởi vì, nếu so sánh với các trung tâm du lịch trong nước thì không có nơi nào có những lợi thế giống Dalat. Phía Bắc có Sapa, nhưng khí hậu khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm cao, chỉ thích hợp cho những chuyến du lịch tham quan hay thám hiểm. Trong khu vực có một số trung tâm du lịch như Chiềng Mai (Thái Lan), Baguio (Philipines)… những nơi này cũng có lợi thế giống về khí hậu, rừng thông, phong cảnh cho nên Dalat cần phát huy những yếu tố khác để tăng được lợi thế cạnh tranh của mình.

- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: Với chiến lược này, cần mở rộng tìm kiếm thị trường. Tuy nhiên chiến lược này gặp nhiều khó khăn trong tuyên truyền quảng cáo và triển vọng phải thực hiện lâu dài, hướng tới thị trường tiềm năng. Do phong cách người Dalat thanh lịch, hiền hòa, mến khách, nên khi được đào tạo kỹ lưỡng về nghiệp vụ và công nghệđón tiếp, sẽ có được một đội ngũ nhân viên lý tưởng cho ngành du lịch.

Một lợi thế kết hợp cả tài nguyên nhân văn và tài nguyên thiên nhiên của Dalat đó là sự yên tĩnh - một tài nguyên vô giá đối với việc phát triển du lịch, đặc biệt là với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, hội nghị - hội thảo, thể thao núi. Đây là một loại hình du lịch Dalat cần coi trọng phát triển bởi nhiều lí do: Thứ nhất, chi tiêu của khách du lịch hội nghị, hội thảo rất cao. Thứ hai, những người dự hội nghị, hội thảo có

dịp lưu trú tại Dalat và chính họ sẽ là những tuyên truyền viên đưa hình ảnh Dalat đến với người khác. Thứ ba, những thông tin trong các hội nghị, hội thảo sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp Dalat phát triển đời sống kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, Dalat hiện nay hầu như còn thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật để thu hút các hội nghị, hội thảo lớn. Đó là cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến như hệ thống viễn thông, hệ thống thiết bị âm thanh, ánh sáng, những hội trường đạt chuẩn và nhất là các khách sạn cao cấp. Nguồn nhân lực có chuyên môn tổ chức hội nghị, hội thảo hầu như chưa được đào tạo. Vì vậy, để phát triển loại hình du lịch này cần có những nghiên cứu đầu tư phát triển thích đáng đối với những yêu cầu đặc thù mà quan trọng nhất đối với Dalat bây giờ chính là cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực phục vụ hội nghị, hội thảo.

- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ: Đây là chiến lược có nhiều khả năng thực thi hơn cả vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới ngăn được sự nhàm chán và giảm sút của thị trường khách cũ, đồng thời hấp dẫn thu hút thị trường khách mới. Mặc dù chưa được biết đến nhiều trên bản đồ du lịch thế giới, nhưng đối với thị trường trong nước và một số quốc gia thì Dalat cũng đồng nghĩa với một nơi có khí hậu lý tưởng. Khi xây dựng một khu nghỉ mát tại Dalat, không cần phải giải thích nhiều trong các thông điệp quảng cáo, du khách cũng có thể hình dung ngay những tiện nghi, những tính chất tuyệt vời của một vùng núi mát mẻ, không khí trong lành. Đây là một lợi thế quan trọng, với các địa phương khác, khi muốn xây dựng thì phải bỏ ra nhất nhiều công sức, thời gian, tiền của để quảng bá, thuyết phục du khách.

- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới: Chiến lược này đòi hỏi sựđầu tư lớn vềđa dạng hóa sản phẩm, tuyên truyền quảng cáo để tìm thị trường mới. Trong điều kiện cụ thể hiện nay ở Dalat, chiến lược này ít có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng Dalat rất thuận tiện cho những tour du lịch nối tuyến Hồ Chí Minh, Nha Trang hoặc những tour đi trực tiếp từ các nước trên thế giới quá cảnh Băng Cốc hay Singapore. Với những lợi thế so sánh của mình, một trong những sản phẩm du lịch phù hợp nhất cho du lịch Dalat là du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Thị trường chủ yếu của sản phẩm này là du khách lớn tuổi từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Âu. Trong bối cảnh dân số khu vực này ngày càng già đi, thu nhập và phúc lợi xã hội ngày càng tăng thì đây là một thị trường

hấp dẫn. Việc định vị sản phẩm là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp mới có thể chọn lọc du khách, mới có đủ điều kiện và phương tiện bảo vệ môi trường thiên nhiên. Và hơn nữa, với giá cả phù hợp làm cho doanh thu tăng, lợi nhuận đủ lớn để hấp dẫn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Trước sự cạnh tranh du lịch ngày càng mạnh, xu hướng thiên về việc phát triển di sản, bảo tồn các công trình kiến trúc lịch sử, phong tục tập quán và các hoạt động truyền thống của địa phương. Du lịch Dalat phải xúc tiến mạnh các dự án đầu tư tầm cở quốc tế sẵn sàng nhằm duy trì và chủ động nâng cấp các hoạt động vào những xu hướng này. Nhất là, tiềm năng đối với du lịch “xuyên biên giới” của Dalat với hình tượng du lịch “xanh” hướng về du lịch sinh thái với các hoạt động dã ngoại, nghiên cứu, cắm trại, leo núi, du thuyền, thám hiểm, đi bộ trong rừng… nhất là tổ chức những chuyến du lịch chuyên đề có chiều sâu như quan sát chim, thú. Các khu lưu trú, trung tâm cứu hộđộng vật hoang dã, công viên thú hoang dã, chòi nghỉ chân và chòi quan sát chim thú sẽđược xây dựng với kiến trúc đơn giản, sử dụng các vật liệu của núi rừng để thực sự hài hòa với thiên nhiên trong bối cảnh hội nhập là có hy vọng nhưng tiến độ khai thác hiện còn chậm. Nhất là, đẩy mạnh giá trị sản phẩm trọn gói đem lại mà theo khách hàng là dịch vụ hỗ trợ sản phẩm như: Sự thuận tiện khi thực hiện giao dịch, tiết kiệm được thời gian và cảm nhận được giá trị gia tăng đem lại lợi thế cạnh tranh ở chỗ tạo sự khác biệt sản phẩm và giảm được chi phí. Đối với du lịch Dalat, thì sản phẩm trọn gói có thể là một phương thức mới giúp đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài. Tuy nhiên, cần thận trọng bởi sự thất bại về sản phẩm này sẽ dẫn đến bịđánh giá thấp giá trị các sản phẩm riêng lẻ.

3.2.3.3. Chiến lược phân phi: Do các doanh nghiệp du lịch Dalat có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu đã làm hạn chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối, thường qua các

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing du lịch Đà Lạt Lâm Đồng (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)