Chiến lược xúc tiến quảng bá

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing du lịch Đà Lạt Lâm Đồng (Trang 70 - 72)

để tạo ra mối liên kết mang tính liên tục nhằm làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Xúc tiến quảng bá du lịch đòi hỏi có tính thống nhất trong định hướng thị trường và chiến lược marketing, sự phối hợp của các ngành, các cấp và các thành phần kinh tế. Để đạt được mục tiêu này cần truyền tải các thông điệp hoặc các thông tin một cách có hiệu quả về hình ảnh du lịch Dalat tới các thị trường mục tiêu. Theo kết quả khảo sát chuyên gia cho thấy Marketing chiêu thị của du lịch Dalat (Ka = 3.42) là có cơ hội phát triển.

Du lịch có tính mùa vụ, phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế, địa lý, lịch sử, phong tục tập quán…Đi du lịch đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn ngày thường nên khách du lịch phải dự tính trước cho các chuyến đi. Vì vậy, xúc tiến quảng bá du lịch Dalat phải đi trước, có

sự tính toán dài hạn và trung hạn. Tránh để tình trạng như sự kiện Festival hoa 2005 diễn ra trong một tình trạng gấp gáp, không có phương án phòng bị thay thếđể trống rất nhiều quỹ thời gian vào những lúc các chương trình không diễn ra được vì trời mưa.

Một thực tế ở Việt Nam nói chung và Dalat nói riêng là ngân sách dành cho xúc tiến quảng bá du lịch quá eo hẹp, phải thủ tục hành chính rườm rà nên nhiều khi bị lỡ mất cơ hội. Kế hoạch xúc tiến quảng bá đòi hỏi phải chủđộng, linh hoạt, nhưng do kinh phí bị động và cố định nên đã hạn chế phần nào hiệu quả. Trong khi chờ có một cơ chế thông thoáng hơn thì việc huy động các doanh nghiệp du lịch cùng kết hợp xúc tiến quảng bá sẽ là cách tháo gỡ khó khăn hiện nay, chi phí sẽ được chia sẻ, đồng thời mỗi doanh nghiệp tham gia đều có được lợi ích của mình. Để làm được điều này, vai trò của Hiệp hội du lịch là chất xúc tác liên kết các đơn vị nhằm hướng về một mục tiêu chung, một tiếng nói chung cho hình ảnh và sản phẩm du lịch Thành phố Dalat.

Đối với Dalat hiện nay, khách nội địa vẫn là chủ yếu (chiếm khoảng hơn 92%) nên chọn hình thức tổ chức các sự kiện, các lễ hội để tuyên truyền quảng bá du lịch là hợp lý. Với sự kiện Festival hoa Dalat được tổ chức 2 năm một lần là một cơ hội tốt để cả nước biết đến Dalat và làm tăng số lượng du khách đến với Dalat. Ngoài ra, các phương tiện khác như báo, tạp chí, phát thanh truyền hình, internet, thông tin từ các công ty du lịch, các khách sạn, hay các cuộc triển lãm, qua truyền miệng…cũng góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Dalat đến với khách hàng tiềm năng. Đối với du khách quốc tế, theo nghiên cứu, phương tiện hiệu quả nhất là tạp chí - báo, tiếp theo là các kênh truyền hình nổi tiếng, internet, các tập gấp, sách nhỏ…

Thị trường du lịch hoàn toàn phục thuộc vào sự thể hiện và sự miêu tả trong hình thức in hoặc nghe nhìn. Sự trợ giúp của quảng bá sẽ cho du khách thấy sự hấp dẫn của điểm đến, cần cung cấp thông tin nhiều hơn về sản phẩm, dịch vụ như giá cả, chất lượng, sự khác biệt và phù hợp với nhu cầu du khách. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng du khách muốn biết nhiều thông tin vềđiểm du lịch hấp dẫn, tiếp theo là phương tiện đi lại và bản đồ rõ ràng, cơ sở kỹ thuật thuận tiện, an toàn, thủ tục… Những thông tin này tốt nhất là được phát miễn phí. Ngoài mục đích quảng bá, thông tin còn góp phần làm giảm đi tình trạng “cò” khách hay tăng giá quá mức.

Du lịch Dalat đã tròn 100 tuổi, là dịp hiếm có cần được khai thác cho quảng bá. Nếu mời hoặc hỗ trợ các tác giả sách du lịch, các cơ quan thông tấn báo chí, nhân vật nổi tiếng, chuyên gia du lịch…từ khắp nơi trong nước và trên thế giới đến viếng thăm Dalat dịp này. Hiệu ứng sẽ rất thiết thực, đó chính là các bài viết, các hợp đồng hợp tác và sự tuyên truyền quảng cáo nói về du lịch Dalat. Những nỗ lực xa hơn nữa là khuyến khích sự liên kết rộng rãi với các trung tâm du lịch lớn, các hoạt động hợp tác này sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian và những nỗ lực trong phân phối và việc tiếp nhận thông tin.

Để thương hiệu Dalat được khách hàng ưa chuộng, phải xúc tiến truyền thông, quảng cáo và khuyến mãi với thị trường nhằm có được đúng sản phẩm ở nơi thích hợp vào thời điểm thuận lợi với mức giá phải chăng. Cũng có thể bằng cách nói chuyện trực tiếp với khách hàng (điện thoại, thư tín hay truyền thông không có sự tham gia trực tiếp như: Báo, tạp chí, tờ rơi, đài, ti-vi, pa-nô...) trong không khí và khung cảnh sự kiện như: họp báo, triển lãm, khai trương, đón khách tham quan... nhằm tác động đến thái độ và hành vi ứng xử của khách hàng, giúp khách hàng biết tính năng ứng dụng, tính ưu việt và lợi ích của sản phẩm.

3.2.3.2. Chiến lược sn phm: Trong môi trường Marketing, sản phẩm được hiểu là một giải pháp nhằm giải quyết vấn đề cho khách hàng; đồng thời thông qua đó đạt

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing du lịch Đà Lạt Lâm Đồng (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)