Quá trình nhập thân văn hóa tuổi ấu thơ trong xã hội hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (Trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay pot (Trang 43 - 46)

- Chăm sóc trẻ sơ sinh

2.2.2. Quá trình nhập thân văn hóa tuổi ấu thơ trong xã hội hiện nay

2.2.2.1. Giai đoạn tiền ngôn ngữ

- Thai giáo

Ngày nay việc bảo vệ sức khỏe và giáo dục trẻ em không chỉ bắt đầu sau khi đứa bé ra đời, mà được quan tâm ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ.

Nòi giống dân tộc ta phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và sự hiểu biết của các bà mẹ. Vì thế, xã hội ngày nay rất quan tâm và có nhiều giải pháp nhằm tạo cơ hội để các bà mẹ tiếp cận công nghệ nuôi - dạy con từ trong bào thai.

+ Về dinh dưỡng:

Khi có thai người mẹ được cung cấp kiến thức khoa học phải ăn đủ chất, nhất là chất đạm giúp chiều dài con phát triển, tế bào thần kinh tăng lên, trí tuệ của con phát triển tốt, thông minh. Nên ăn đủ chất tươi, bổ, dễ tiêu như: thịt, trứng, cá, đậu phụ, rau, quả chín... để có nhiều sinh tố tránh những sự cố có thể xảy ra khi mẹ mang thai. Từ tháng thứ ba cần ăn những thức ăn có nhiều chất vôi như: tôm, cua, ốc, hến... Những thứ có nhiều chất sắt như: rau muống, lòng đỏ trứng, cải soong... giúp cho sự điều hòa chất sắt, chất vôi trong máu mẹ.

Muốn con khỏe, người mẹ phải ăn thêm bữa trong ngày. Chế độ ăn đủ chất, đủ lượng của người mẹ, con sẽ không bị còi xương, suy dinh dưỡng.

+ Về kiêng cữ:

Người mẹ mang thai nên tránh ăn những chất kích thích khó tiêu như: ớt, hạt tiêu, cà phê, rượu, thuốc lá... Không nên ăn quá mặn mà ăn nhạt hơn bình thường vào những tháng cuối (tháng thứ 8 trở đi).

Trong thời kỳ thai nghén, người mẹ cần hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc, tiêm chủng, chiếu chụp điện, nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ sản khoa,

tránh những hậu họa cho con trẻ sau này.

+ Về vệ sinh thai nghén:

Người phụ nữ mang thai được tới cơ sở y tế địa phương khám thai định kỳ, ba tháng một lần. Những tháng cuối mỗi tuần khám một lần để biết cách giữ gìn nuôi dưỡng thai và chuẩn bị đầy đủ cho cuộc đẻ được an toàn.

Người phụ nữ mang thai được khuyên nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ: Nên đi bộ, đi dạo, nên nghỉ một tháng trước khi đẻ để giúp thai nhi phát triển tốt và tránh đẻ non. Trong tháng cuối của thời kỳ bào thai người mẹ nên lao động nhẹ, tiếp xúc ở ngoài trời nơi có nhiều ánh sáng tạo điều kiện cho mẹ có nhiều vitamin D là biện pháp tốt phòng bệnh còi xương sớm cho trẻ khi đẻ.

Về vệ sinh thân thể và trang phục khi mang thai, người mẹ cũng được khuyên nên giữ gìn sạch sẽ thân thể, răng miệng hàng ngày, đặc biệt vệ sinh đôi bầu vú mẹ. Trang phục người mang thai nên mặc quần áo rộng rãi vải thoáng thấm mồ hôi để máu dễ lưu thông, giúp cho thai phát triển thuận lợi.

+ Những điều nên tránh trong vệ sinh thai nghén:

Tránh lao động quá sức, tránh thức khuya, tránh nằm nghỉ quá nhiều trên giường. Tránh nhổ răng trong khi có thai. Tránh đi guốc dép cao. Tránh đạp xe, đi xe gắn máy quãng đường xa, gồ ghề dễ sảy thai hoặc đẻ non. Nên tránh sinh hoạt tình dục khi mang thai tháng thứ 2, 3 đề phòng sảy thai và hai tháng cuối để tránh đẻ non và làm loét dạ con.

Về thái độ: Người phụ nữ mang thai được khuyên nên luôn luôn tươi cười, dịu dàng, đi lại khoan thai. Nên giữ tâm hồn trong sạch ngay thẳng. Môi trường sống của người mẹ nên thoáng mát, có nhiều cây xanh, trong phòng nên luôn có hoa tươi, tranh ảnh đẹp và những giai điệu âm thanh du dương, thanh khiết... Người mẹ nên tránh tiếp cận với những cảnh tượng buồn thảm, đau đớn, tránh tâm trạng nổi giận, ngôn ngữ chao chát, xem những phim ảnh bạo lực, kích dâm.

Tóm lại, trẻ thơ ngày nay so với trẻ thơ trong xã hội truyền thống có sự tăng trưởng nhanh cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Trước hết về trọng lượng, chiều cao cơ thể, đặc biệt bộ não trẻ phát triển một cách rõ rệt hơn trẻ trước kia là do người mẹ từ khi

mang thai đã có ý thức khoa học về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh thai nghén, những điều cần phòng tránh khi mang thai. Tuy nhiên, do điều kiện sống, chất lượng sống nên người mẹ ở thành thị có hiểu biết và cơ hội thực hiện "thai giáo" tốt hơn những người mẹ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa trước kia. Một thực tế cho thấy hiện nay do chế độ giáo dưỡng thai tốt, trẻ sinh ra cân nặng trung bình 2,8 kg đến 3,2 kg, 3,5 kg cao hơn so với trẻ sơ sinh trước kia là 2,5 kg đến 2,8 kg, 3 kg. Đặc biệt não bộ của trẻ phát triển cả về lượng và chất khiến trẻ ngày nay khôn sớm hơn, thông minh hơn.

Do người mẹ mang thai ngày nay được xã hội và cộng đồng quốc tế quan tâm, cụ thể công tác chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản, được triển khai từ Trung ương đến cơ sở địa phương nên tỷ lệ "cuộc đẻ được an toàn" cho cả mẹ lẫn con cao hơn trước kia rất nhiều. Những trường hợp "hữu sinh vô dưỡng" hay "tử vong mẹ sau sinh" không còn phổ biến như trước kia nữa. Tuy nhiên, mọi cố gắng của chúng ta hiện nay cũng mới chỉ dừng lại ở bước đầu. Bởi những con số về trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ sinh ra khuyết tật, nhẹ cân, thai lưu, mẹ mang thai bị phù thũng, tiểu đường, thiếu máu... đang đòi hỏi ở chúng ta và xã hội nhiều nỗ lực và giải pháp cho công tác sức khỏe sinh sản, vì một tương lai tốt đẹp cho trẻ thơ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa và sự hình thành nhân cách trẻ em (Trước tuổi đi học) ở nước ta hiện nay pot (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)