Nhóm giải pháp về phía Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, Tổng cục du

Một phần của tài liệu Ứng dụng Marketing điện tử trong hoạt động của các doanh nghiệp du lịch (Trang 55 - 57)

2. Giải pháp và đề xuất cụ thể về việc nâng cao năng lực ứng dụng marketing

2.1.2.Nhóm giải pháp về phía Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, Tổng cục du

cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Bộ văn hóa – thể thao – du lịch (Website: http://www.cinet.gov.vn/) là cơ quan trực tiếp dưới quyền Chính phủ, quản lý đồng thời ba mảng: Văn hóa, Thể thao

http://svnckh.com.vn 56 và Du lịch. Du lịch, với vai trò là một trong 3 ba mảng đó, cũng đã nhận được sự quan tâm và đầu tư đáng kể, thể hiện qua những kế hoạch do Bộ đề xuất nhằm thực hiện Chương trình hành động của chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giai đoạn 2007 – 2012 và hàng loạt những kế hoạch trước đó.

Tổng cục Du lịch (Website: http://vietnamtourism.com) là cơ quan đầu ngành của

ngành du lịch, ra đời từ năm 1945, trước đây trực thuộc Bộ Văn hóa – thông tin rồi Bộ thương mại, nay trở thành Cơ quan trực thuộc Chính phủ, qua gần 50 năm trưởng thành và phát triển, Tổng cục Du lịch đã có những đóng góp đáng kể, đưa ngành du lịch của nước ta thành một trong những ngành kinh tế chủ chốt, chiếm tỉ trọng không nhỏ trong GDP hàng năm của Việt Nam.

Hiệp hội Du lịch Việt Nam (Website: http://www.vita.vn/) là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du lịch. Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật về kinh doanh dịch vụ, tạo bình ổn thị trường, nâng cao giá trị chất lượng, sản phẩm du lịch, khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội viên.

Ba đơn vị trên là ba cơ quan quản lý vĩ mô, chịu trách nhiệm về ngành du lịch, mặc dù cấp độ, trách nhiệm và quyền hạn không giống nhau, tuy nhiên, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số giải pháp chung cho ba cơ quan trên về việc nâng cao khả năng ứng dụng marketing điện tử trong quảng bá ngành du lịch Việt Nam như sau:

Xây dựng một cơ chế quản lý hiệu quả và chặt chẽ hơn nữa đối với hoạt động của các công ty du lịch Việt Nam. Cơ chế quản lý này có thể một phần dựa trên Pháp lệnh Du lịch, Luật Du lịch của Chính phủ…, mặt khác, có thể dựa trên tình hình thực tiễn của ngành nói chung, và từng địa phương nói riêng để đề xuất ra những phương án và kế hoạch quản lý cụ thể.

Thiết lập các cơ quan chuyên ngành thực hiện việc theo dõi, giám sát và kiểm tra định kì các hoạt động marketing trực tuyến cũng như thương mại điện tử của các doanh nghiệp du lịch trong nước cũng như sự liên kết của các công ty này với các doanh nghiệp nước ngoài; kịp thời phát hiện ra những hành vi gian lận, vi phạm pháp luật, lừa đảo…để ngăn chặn và xử phạt kịp thời.

http://svnckh.com.vn 57 Thành lập một cơ quan chuyên trách về an ninh mạng, phối hợp cùng với Bộ Công an, thường xuyên nâng cấp hệ thống quản lý để đảm bảo tính an toàn cho các hoạt động cung cấp thông tin, quảng cáo, giao dịch, phân phối… trên mạng. Cấp vốn đầu tư cho các doanh nghiệp du lịch một cách hợp lý, phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả, có các chính sách khuyến khích đầu tư, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào ngành du lịch giàu tiềm năng…khích lệ các công ty du lịch trong việc sử dụng công nghệ thông tin làm công cụ hiệu quả trong hoạt động quảng bá, xúc tiến và giao dịch trực tiếp với khách hàng, mặt khác, cân đối tỉ lệ đầu tư giữa các phương pháp marketing truyền thống và marketing điện tử

Thường xuyên có các điều tra, khảo sát để thống kê, định lượng khả năng và hiệu quả của các công cụ điện tử trong quá trình quảng bá; từ đó, đề ra những kế hoạch mới phù hợp với tình hình chung của ngành, xu thế của thị trường và thị hiếu của khách hàng…

Một phần của tài liệu Ứng dụng Marketing điện tử trong hoạt động của các doanh nghiệp du lịch (Trang 55 - 57)