- Thu thập số liệu sơ cấp qua việc sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp những hộ GĐ tại địa bàn Thành phố Trà Vinh.
13. Chính sách hỗ trợ của ngân hàng 14 Loại hình ngân hàng
6.2.1. Đối với ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh– PGD Thành phố Trà Vinh
PGD Thành phố Trà Vinh
Qua thời gian thực tập và tiếp xúc thực tế tại PGD, tác giả nhận thấy hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động TD cho hộ GĐ nói riêng khá tốt, biểu hiện qua chất lượng TD ngày càng tăng. Tuy nhiên, để hoạt động TD của PGD ngày càng phát triển và có hiệu quả hơn, tác giả xin đề xuất một số ý kiến sau:
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời các văn bản, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng MHB Việt Nam về diễn biến lãi suất cho vay, lãi suất huy động trên thị trường để có thể cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn một cách an toàn, hiệu quả. Áp dụng lãi suất huy động linh hoạt và có nhiều
chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ cá thể, hộ GĐ và doanh nghiệp với các hình thức huy động đa dạng về kỳ hạn, lượng tiền,... Chủ động tiếp cận các dự án đầu tư và sẽ đầu tư vào tỉnh để thu hút nguồn vốn.
- Thực hiện điều tra kinh tế hộ thường xuyên để phân loại hộ từ đó có chính sách đầu tư thích hợp. PGD cần tìm nguyên nhân mà các hộ có nhu cầu vay vốn nhưng chưa liên hệ vay để có kế hoạch phát triển khách hàng.
- Phân loại KH trên cơ sở uy tín, số dư tiền gửi hay KH có giao dịch lâu năm để áp dụng mức lãi suất thích hợp và có hành động thiết thực như tặng quà, xổ số trúng thưởng, tri ân khách hàng…nhằm duy trì KH cũ khuyến khích khách hàng mới. Tiếp tục chọn lọc khách hành tốt, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, mở rộng và đẩy mạnh thêm loại hình cho vay, chứng minh tài chính du học. Nghiên cứu đẩy mạnh các loại hình dịch vụ của NH, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm, thực hiện các giao dịch an toàn, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả, không gây phiền hà cho khách hàng.
- Nêu kiến nghị với NH cấp trên phân bổ thêm cán bộ tín dụng về PGD nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tránh những rủi ro do cán bộ tín dụng quá tải về công việc dẫn đến không nắm vững thông tin về khách hàng.
- Cần tranh thủ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hội nông dân, các tổ chức, ban ngành đoàn thể trong khâu chọn lọc khách hàng, xét duyệt và thu hồi nợ để hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn. Thực hiện đầu tư liên thông gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
- Thường xuyên trao đổi với các PGD ở các huyện khác để có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác.