Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh– PGD Thành phố Trà Vinh

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL (Trang 37 - 40)

- Thu thập số liệu sơ cấp qua việc sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp những hộ GĐ tại địa bàn Thành phố Trà Vinh.

13. Chính sách hỗ trợ của ngân hàng 14 Loại hình ngân hàng

3.2.5. Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh– PGD Thành phố Trà Vinh

Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH – PGD THÀNH PHỐ TRÀ VINH QUA 02 NĂM 2008, 2009 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2009/2008 06 tháng đầu năm Chênh lệch 6t 2010/6t 2009 Chỉ tiêu 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng Số tiền % 2009 Tỷ trọng 2010 Tỷ trọng Số tiền % I. Vốn huy động 19.718 35.54 22.430 28.80 2.713 13,76 23.571 32,23 28.256 40,80 4.684 19,87

1. Tiền gửi không kỳ hạn 140 0.25 331 0.42 191 136,93 308 0,42 157 0,23 (151) (49,03)2. Tiết kiệm không kỳ hạn 10 0.02 6 0.01 (4) (44,45) 5 0,01 2 0,00 (3) (68,25) 2. Tiết kiệm không kỳ hạn 10 0.02 6 0.01 (4) (44,45) 5 0,01 2 0,00 (3) (68,25) 3. Tiết kiệm có kỳ hạn 16.155 29.12 18.079 23.21 1.924 11,91 18.802 25,71 27.907 40,29 9.105 48,43 4. Kỳ phiếu 3.413 6.15 4.015 5.15 602 17,64 4.457 6,09 190 0,27 (4.267) (95,74)

II. Vốn điều chuyển 35.758 64.46 55.463 71.20 19.704 55,10 49.561 67,77 41.006 59,20 (8.555) (17,26)

III. Tổng nguồn vốn 55.476 100.00 77.893 100.00 22.417 40,41 73.132 100,00 69.262 100,00 (3.871) (5,29)

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn chủ yếu của PGD là vốn điều chuyển. Do mới đi vào hoạt động nên PGD còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển của chi nhánh, nguồn vốn điều chuyển năm 2008 chiếm khoảng 64,46% trong tổng nguồn vốn và chiếm 71,2% trong năm 2009 tương đương 33.758 và 54.463 triệu đồng. Mặc dù vốn điều chuyển chiếm tỉ trọng lớn và tăng qua 02 năm, nhưng PGD đã có nhiều nổ lực trong việc huy động vốn, cụ thể nguồn vốn huy động năm 2009 tăng so với năm 2008, trong đó nguồn vốn huy động từ tiết kiệm có kỳ hạn là chủ yếu, tiếp đến là nguồn vốn huy động từ kỳ phiếu, tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, riêng tiết kiệm không kỳ hạn có xu hướng giảm, nhưng do đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng không cao nên ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động kinh doanh của PGD. Tuy nhiên, trong thời gian tới PGD cần có kế hoạch thu hút vốn từ các nguồn khác như đẩy mạnh phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, đặc biệt là chú trọng phát triển nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn vì đây là nguồn vốn có chi phí tương đối thấp và có tính ổn định, từ đó PGD có thể chủ động hơn trong quá trình sử dụng vốn, hạn chế rủi ro do thiếu vốn kinh doanh, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho thị trường.

Tuy nhiên, 06 tháng đầu năm 2010 tình hình huy động vốn của PGD có sự thay đổi. Tổng nguồn vốn của PGD 06 tháng đầu năm 2010 giảm 3.871 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009 do nguyên nhân khách quan là lượng vốn điều chuyển đã giảm đáng kể, giảm 17,26% so với 06 tháng đầu năm 2009, tương đương giảm 8.555 triệu đồng. Cùng với sự giảm đi của vốn điều chuyển thì trong cơ cấu nguồn vốn huy động: tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn v à kỳ phiếu đều giảm, trong đó kỳ phiếu giảm nhiều nhất giảm trên 95% tương ứng giảm 4.267 triệu đồng. Nguyên nhân của xu hướng này là do:

Về kỳ phiếu: do kỳ phiếu của PGD đã đến hạn thanh toán cho khách hàng, do đó lượng vốn huy động từ kỳ phiếu giảm. PGD đã và đang phát hành lượng kỳ phiếu mới nên chưa khôi phục lại nguồn vốn từ loại hình huy động vốn này.

Về tiền gửi không kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn: đối tượng tham gia loại hình giao dịch này phần lớn là khách hàng doanh nghiệp và các cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn thường xuyên liên tục. Họ tham gia gửi tiền không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là đảm bảo tính thanh khoản trong kinh doanh và an

toàn trong cất giữ. Trong 06 tháng đầu năm 2010 do biến động của giá cả thị trường đặc biệt là sự biến động của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới, sự tăng giá của các loại ngoại tệ mạnh đặc biệt là giá USD nên số khách hàng gửi tiền không kỳ hạn có nhu cầu rút vốn để đầu tư vào các thị trường mới có nhiều hấp dẫn hơn như thị trường vàng, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoáng…. đặc biệt là nhu cầu rút vốn để mua sắm vàng tăng ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, trước sự khó khăn đó, với sự nổ lực trong công tác huy động vốn thì nguồn vốn có được từ tiết kiệm có kỳ hạn tăng gần 50% tương đương tăng 9.105 triệu đồng là thành tích đáng khen của tập thể cán bộ nhân viên tại PGD, góp phần giảm bớt sự thiếu hụt nguồn vốn tại PGD.

GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 40 SVTH: Hà Mỹ Trang

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)