- Thu thập số liệu sơ cấp qua việc sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp những hộ GĐ tại địa bàn Thành phố Trà Vinh.
13. Chính sách hỗ trợ của ngân hàng 14 Loại hình ngân hàng
3.3.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
a) Yếu tố tự nhiên
Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp Sóc Trăng và phía Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển.
Diện tích tự nhiên là 2.225km2 chiếm 5,63% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 0,67% diện tích cả nước. Địa hình mang tính chất đồng bằng ven biển có các giồng cát, chạy liên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển (Nguồn: Theo thống kê của cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh 2010).
Trà Vinh có khí hậu ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, không bị ảnh hưởng của lũ và ít có bão.
Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo cho Trà Vinh có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp chế biến …đòi hỏi một lượng vốn lớn khá lớn để mở rộng qui mô và chất lượng các ngành nghề kinh doanh.
b) Yếu tố dân số và lao động
- Dân số: tỉnh Trà Vinh có 1.050.471 người, mật độ dân số trung bình là 472 người/km2. Trên địa bàn tỉnh có 3 dân tộc lớn đó là Kinh, Khơme và Hoa. Ðông nhất là dân tộc Kinh có 726.677 người, chiếm 69,18%; dân tộc Khơme có 312.956 người, chiếm 29,79%; dân tộc Hoa có 10.838 người, chiếm 1,03%.
- Lao động: số người trong độ tuổi lao động khoảng 638.000 người, chiếm 60,73% dân số (Nguồn: Theo thống kê của cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh 2009 – www.travinh.gov.vn).
c) Yếu tố kinh tế
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, các ngành thương mại – dịch vụ và công nghiệp không ngừng phát triển. Cụ thể trong những năm qua đã đạt được những thành tựu sau:
Bảng 5: CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2009
Đơn vị tính: %
Năm Cơ cấu kinh tế
2006 2007 2008 2009
Nông – Lâm – Ngư nghiệp 59,68 56,06 51,55 43,76
Công nghiệp – Xây dựng 17,58 19,35 21,09 25,08
Thương mại – Dịch vụ 22,74 24,59 27,36 31,16
(Tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh–Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh)
Về Nông – Lâm – Ngư nghiệp:
Trà Vinh có tiềm năng kinh tế khá đa dạng và phong phú, với hơn 65 km bờ biển, có nguồn lợi hải sản phong phú với nhiều bãi cá, bãi tôm, bãi mực tự nhiên, bên cạnh đó lại tiếp giáp với vùng biển Đông – Trường Sa cóđộ sâu lớn và nhiều
tiềm năng lớn cho phát triển ngành thủy sản tỉnh nhà. Những năm qua, ngành thủy sản của tỉnh liên tục đạt sản lượng cao, tỷ trọng giá trị (GDP) đạt 11,62% năm 2001, tăng lên 17,86% năm 2006, đóng góp giá trị xuất khẩu chiếm 51% năm 2001 và 75% năm 2006 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh. 7 tháng đầu năm 2008, GDP của tỉnh tăng 13,39%, trong đó, lĩnh vực nông-lâm- thủy sản ước tăng 12,5%. Nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn ven biển tiếp tục phát triển đa dạng con nuôi như tôm, cá, cua, nghêu, sò huyết... với diện tích nuôi năm 2001 là 13.600 ha, năm 2006 là 38.000 ha
Về Công nghiệp – xây dựng, Thương mại – dịch vụ
Với chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế ưu tiên phát triển công nghiệp, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Về cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm khu vực nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2008 thể hiện ở khu vực nông nghiệp từ 56,06% năm 2007 xuống 51,56%, công nghiệp và xây dựng từ 19,35% lên 21,09%, dịch vụ từ 24,59% lên 27,36%.
Về Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 6: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TỈNH TRÀ VINH TỪ 2006 ĐẾN 2009
ĐVT: 1.000 USD
Năm 2006 2007 2008 2009
Kim ngạch xuất khẩu 43.349 53.781 72.323 90.040
(Nguồn: Báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Trà Vinh)
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là tôm đông lạnh, gạo, than hoạt tính và tơ xơ dừa, chủ yếu xuất khẩu sang các trên thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu. Đây là nhưng điều kiện tốt để các NH phát triển các hoạt động KD quốc tế như thu đổi ngoại tệ, các nghiệp vụ cho vay XNK...
d) Yếu tố quốc tế
Năm 2007 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới - Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc nước ta gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với hệ thống ngân hàng trong nước nói riêng. Nếu không biết tận dụng những thời cơ, vượt qua những thách thức và
đề ra những chiến lược đúng đắn thì hệ thống ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và mất dần vị thế cạnh tranh trên sân nhà.