Các giải pháp về sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL (Trang 78 - 80)

- Thu thập số liệu sơ cấp qua việc sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp những hộ GĐ tại địa bàn Thành phố Trà Vinh.

13. Chính sách hỗ trợ của ngân hàng 14 Loại hình ngân hàng

5.2.2. Các giải pháp về sử dụng vốn

a) Đơn giản hóa qui trình cho vay

Là một PGD, trực thuộc sự quản lý của ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh, đối với các khoản cho vay thì PGD chỉ được cho vay trong phạm vi ủy quyền của tổng giám đốc. Do đó, nhiều hồ sơ vay vốn lớn phải mất một khoảng thời gian xét duyệt, trãi qua nhiều khâu xử lý từ lập tờ trình, thẩm định dự án, xét duyệt TSĐB cả ở tại chi nhánh và PGD… làm mất thời gian của khách hàng. Xuất phát từ những vấn đề trên PGD nên đánh giá các hồ sơ tín dụng một cách nhanh, gọn nhẹ, trên cơ sở chính xác và có khoa học. Bố trí cán bộ chuyên trách trong công chứng hồ sơ vay vốn vừa tránh mất thời gian của khách hàng mà PGD lại có được các thông tin chính xác.

- Các khoản vay cần được bảo lãnh bằng tài sản đảm bảo hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba….Tuy nhiên, cũng không nên coi đây là điều kiện tiên quyết mà phải xem xét đến tính khả thi về kế hoạch SXKD của khách hàng.

- Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng nên thường xuyên kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các khoản vốn để có thể nắm bắt được tình hình hoạt động SXKD của khách hàng. Từ đó, có thể hỗ trợ, tư vấn thêm cho khách hàng về điều khoản tín dụng, qui định về lãi suất thả nổi mới ….

b) Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cho vay

- PGD cần tổng kết, điều tra, nghiên cứu thị trường, hướng vào thị hiếu người tiêu dùng để có thể đa dạng hóa sản phẩm tín dụng của NH, phát triển các sản phẩm mới (như cho vay du học, cho vay chữa bệnh, cho vay du lịch, cho vay hộ Khơme…) cải tiến các sản phẩm cho vay hỗ trợ về nhà ở, cho vay SXKD, cho vay thực hiện đề án…có thể trọn gói hoặc theo yêu cầu KH. Bên cạnh đó, với chính sách thu hút nhân tài ở nước ngoài về Việt Nam sinh sống và làm việc, khi đó, nếu có sự hợp tác tốt với công ty xây dựng và công ty địa ốc, PGD có thể cung cấp tốt các dịch vụ cho kiều bào thì đây là thị trường đầy tiềm năng cần được phát triển.

- Ngân hàng cần đa dạng hóa thời gian vay vốn không chỉ gói gọn trong cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, mà nên căn cứ vào đặc điểm SXKH của KH để xây dựng thời gian cho vay phù hợp. Tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ trước hạn và được hưởng các chế độ về lãi vay theo thời gian tất toán hợp đồng. Riêng đối với các khách hàng có nợ quá hạn cần điều tra, xem xét để có quyết định xử lý phù hợp nhất. Nếu họ là khách hàng có chất lượng (luôn trả lãi đầy đủ, đúng hạn, có kế hoạch SXKD tốt) tránh gây áp lực về thời gian trả nợ vừa có thể cũng cố niềm tin vừa tạo cơ hội để họ có thể tiếp tục sản xuất thông qua việc cho vay lại hồ TD. Xây dựng cơ cấu lãi tiền vay phù hợp, đa dạng theo nghề KD, theo mục đích vay vốn, có chính sách lãi suất ưu tiên đối với các dự án khả thi, các ngành nghề được ưu tiên phát triển tại địa phương.

Bên cạnh đó, để tiếp tục đạt danh hiệu là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam PGD cần chú trọng hơn nữa các sản phẩm TD dành cho đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng là các hộ GĐ hoặc các DN vừa và nhỏ. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần cải tiến mở rộng hơn nữa các sản phẩm đối với đối tượng KH là công nhân viên chức với các sản phẩm như cho vay cán bộ công nhân viên, ủy nhiệm trích lương, cho vay chơi chứng khoán, cho vay tiểu thương…

c) Thu hút khách hàng đến với ngân hàng

Ngày nay trong môi trường cạnh tranh gay gắt PGD không thể thụ động chờ khách hàng tìm đến với mình mà cần phải hiểu KH là người đem lại nguồn thu cho NH chứ không ai khác. Vì vậy, PGD cần phân khúc thị trường tìm hiểu về thị hiếu KH để mở rộng thị phần nâng cao vị thế và thương hiệu của mình.

PGD cần phải đa dạng hóa sản phẩm cho vay. Chẳng hạn cùng một món vay nhưng nếu khách hàng vay trong vòng 12h với số tiền nhỏ hơn 5 triệu thì không phải trả lãi. Tuy nhiên, để biết được các sản phẩm có được KH quan tâm hay không, thì PGD cần chủ động tham khảo ý kiến KH thông qua các cuộc thăm dò, khảo sát ý kiến KH khi họ đến giao dịch hoặc tổ chức lấy ý kiến KH ngoài thực tế từ đó đánh giá mức độ hài lòng của KH về các dịch vụ của PGD.

Ngoài ra, để thu hút khách hàng, PGD nên hợp tác với các công ty, các DN, các cơ sở SXKD tìm hiểu nhu cầu vay vốn của tổ chức cũng như các nhân viên của họ từ đó mở rộng cho vay dưới hình thức Ủy nhiệm trích lương và thu nợ qua thẻ ATM. Nhưng PGD cần chú ý thu hút khách hàng là cần thiết nhưng vấn

đề không phải KH nào PGD cũng nhắm đến. Sàng lọc, lựa chọn khách hàng tốt, cho vay hạn chế khách hàng thiếu khả năng trả nợ, tránh xa KH cung cấp thông tin gian dối là việc làm cần thiết.

d) Tăng cường kiểm tra công tác thu hồi nợ

Đa số các trường hợp phát sinh nợ quá hạn là do nguyên nhân sự thiếu thận trọng của cán bộ TD sau khi giải ngân. Điều này dẫn đến sự thiếu trách nhiệm của KH đối với khoản vay. Ngoài việc yêu cầu KH cung cấp các báo cáo tài chính có liên quan, cán bộ TD nên kiểm tra thực tế KH của mình nếu phát hiện ra những sai phạm trong sử dụng vốn hoặc những khó khăn trong quá trình sản xuất thì có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế thiệt hại của KH cũng như PGD. Có thể nói công tác kiểm tra sau khi cho vay là biện pháp tốt nhất để hạn chế rủi to TD vì vậy PGD cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra sau khi giải ngân một cách chi tiết và thường xuyên không dừng lại 3 – 6 tháng/lần đối với cho vay ngắn hạn, và 1 năm/lần cho trung dài hạn như hiện nay.

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)