- Không khuyến khích xe đạp chạy chung đường với xe ôtô trên các đường có tốc độ thiết kế 60 km/h
b) Tổ chức bố trí lại luồng giao thông tại nút:
Nhìn vào hiện trạng giao thông nút Ô Chợ Dừa ta có thể thấy, cách bố trí vạch dừng xe, dải phân cách và đảo giao thông đã không còn hợp lý và hiệu quả, vì vậy ta cần phải bố trí lại cho phù hợp với hiện trạng của nút.
Tại hướng Tôn Đức Thắng vào nút, có dải phân cách cứng mỗi chiều gồm 2 làn chính và 1 làn phụ cho xe thô sơ, nhưng vì lưu lượng xe quá lớn, mỗi khi có đèn đỏ thì hàng chờ xe rất dài ( khoảng 200m vào giờ cao điểm), chính vì vậy ta cần bố trí mở
Chương 3: Đề xuất và lựa chọn phương án tổ chức giao thông tại nút giao Ô Chợ Dừa.
rộng thêm 1 làn cho xe rẽ trái, làn mở rộng này có chiều dài 40m và bề rộng 2m, như vậy khi bố trí mở rông làn rẽ trái thì hướng Tôn Đức Thắng vào nút có bề rồng là 11m, được phân làm 3 làn (hình 3.7).
Tại hướng Đê La Thành tuy đoạn vào nút đã được mở rộng thành 3 làn (mở rộng làn rẽ phải), tuy vậy thì hầu như làn này bị phương tiện của hướng đi thắng tràn sang, khi vào nút gây ra nhiều xung đột làm giảm khư năng giải phóng luồng xe khi qua nút. Vì vậy đối với hướng này ta sẽ bố trí mở rộng làn rẽ trái thêm 2m. Như vậy ta sẽ dịch chuyển dải phân cách dài 25m thêm 2m về phía trái nhằm tạo điều kiện cho dòng xe rẽ trái qua nút một cách thuận tiện.
Trên mặt bằng nút hiện tại do chiều dài nút hướng từ Tôn Đức Thắng tới Nguyễn Lương Bằng là dài hơn rất nhiều so với hướng còn lại vì vậy nó sẽ kéo dài thời gian thoát nút của các phương tiện. Mặt khác tại hướng Khâm Thiên vào nút do lưu lượng lớn nên dòng xe rẽ trái tràn sang phần đường rẽ phải đã được bố trí đảo dẫn hướng làm càn trở dòng rẽ phải và đồng thời cản trở dòng đi thẳng từ Nguyễn Lương Bằng tới. Để khắc phục hai yếu điểm này ta sẽ tổ chức dịch chuyển vạch dừng lại gần nút trên cả hai hướng Tôn Đức Thắng và Nguyễn Lương Bằng với khoảng dịch chuyển là 3m.
Chương 3: Đề xuất và lựa chọn phương án tổ chức giao thông tại nút giao Ô Chợ Dừa.
Hình 3.7: Bố trí lại luồng giao thông tại nút
32m
5.
5m
8m 13m
Nguyen Luong Bang De La Thanh 40 m 40 m 2m 15 m 11 m 0.5m 9m 7m 3. 5m 3.5m De La Thanh Kham Thiên Ton Duc Thang
4m 4.5m R10 9m 9m 2m 40m R 0.35
c) Thiết kế lại pha đèn cho nút Ô Chợ Dừa
Mặt bằng nút là ngã năm nhưng do lưu lượng vào nút tại C (Đê La Thành kéo dài) là không đáng kể nên khi bố trí đèn tín hiệu, để đơn giản cho việc tính toán ta không xét đến hướng này, khi bố trí đèn tìn hiệu thì pha đèn của hướng này sẽ được bố trí dựa vào tín hiệu các hướng còn lại.
b) Làn mở rộng hướng Tôn Đức Thắng a) Đảo dẫn hướng
Chương 3: Đề xuất và lựa chọn phương án tổ chức giao thông tại nút giao Ô Chợ Dừa.
Nhìn vào bảng (3.3) ta thấy lưu lượng làn xe rẽ trái tại các hướng vào nút là không đáng kể so với hướng đi thẳng vì vậy nếu ta bố trí thêm pha để bảo vệ làn rẽ trái là không cần thiết và sẽ gây lãng phí về thời gian qua nút. Vì vậy ta vẫn chọn giải pháp tổ chức 2 pha cho nút. Tuy vậy lưu lượng hướng đi thẳng Nguyễn Lương Băng – Tôn Đức Thắng và Nguyễn Lương Bằng - Khâm Thiên là lớn hơn nhiều so với hướng đối diện. Chính vì vậy ta có thể xét đến phương án “cắt sớm” hay “mở muộn” cho nút. Ở đây ta chọn phuơng án mở muộn tại hướng Tôn Đức Thắng vào nút. Theo quan trắc vào các giờ không phải cao điểm thì lưu lượng tại nút vẫn lớn, vì vậy ta sẽ tổ chức pha chung cho cả giờ cao điểm và giờ bình thường dựa vào lưu lượng của giờ cao điểm.