Một số biện pháp tổ chức giao thông để cải tạo nút ngang mức

Một phần của tài liệu Đề xuất và lựa chọn phương án tổ chức giao thông tại nút giao Ô Chợ Dừa (Trang 32 - 35)

- Ka >12 nút rất nguy hiểm

b) Một số biện pháp tổ chức giao thông để cải tạo nút ngang mức

Phân làn xe theo hướng và tổ chức nút giao thông không đối xứng

Thông thường, theo thống kê, tại ngã tư đa số là lượng xe đi thẳng (chiếm 70 - 75% tổng lưu lượng xe qua nút), còn lại là 25 - 30% lượng xe rẽ phải và rẽ trái. Vì vậy, trong trường hợp không thể mở rộng được ngã tư nếu tổ chức giao thông tại nút bình thường như trên tuyến phố thì do lưu lượng xe chạy theo hướng thẳng quá cao nên xảy ra tình trạng các xe đi thẳng lấn chiếm làn xe của các dòng xe rẽ phải tại các mặt cắt vào nút, gây cản trở và ùn tắc dòng xe rẽ này.

Để khắc phục tình trạng trên, có thể cải thiện tổ chức giao thông tại ngã tư bằng cách sử dụng sơ đồ “ngã tư không đối xứng”, khi đó tính chất làm việc của các mặt cắt vào và ra nút sẽ khác nhau: tại mặt cắt vào nút sẽ được tăng cường thêm làn xe đi thẳng để đảm bảo sao cho đồng thời thông xe toàn bộ các dòng đi theo hướng thẳng và rẽ phải. Phương án tổ chức giao thông theo sơ đồ không đối xứng được minh họa ở các hình vẽ dưới đây:

Hình 1.12: Minh họa sơ đồ tổ chức nút giao thông không đối xứng

a) Trước khi Đảo phân

thêm làn b) Sau khi thêm làn.

Trước khi tổ chức giao thông, mỗi hướng xe chạy có 3 làn gồm 1 hướng chạy thẳng, một hướng rẽ phải và một hướng rẽ trái. Sau khi tổ chức giao thông “ngã tư không đối xứng” thì tại mặt cắt vào nút có bốn làn xe gồm hai làn cho xe chạy thẳng, một làn cho xe rẽ trái và một làn cho xe rẽ phải. Tại mặt cắt xe ra khỏi nút chỉ còn lại hai làn xe.

Như vậy biện pháp này đơn giản chỉ là việc thay đổi vạch sơn kẻ phân làn kết hợp với biển báo chỉ dẫn mà không phải mở rộng thêm đường song đã làm cho năng lực thông qua của lưu lượng xe chạy thẳng tăng lên. Giải quyết được vấn đề xe chạy thẳng lấn làn của xe rẽ phải.

Biện pháp cải thiện tổ chức giao thông như trên tuy rất đơn giản (chỉ thay đổi bằng vạch sơn), không phải mở rộng mặt bằng nhưng mang lại hiệu quả rất khả quan, bằng cách tăng thêm 1 làn xe đi thẳng đã làm cho khả năng thông xe của ngã tư tăng 70%.

Giải pháp mở rộng ngã tư.

Tại ngã tư giao nhau mà lưu lượng xe chạy trên một đường nhiều hơn đường còn lại để tránh cho các dòng xe lấn chiếm làn đường của nhau thì người ta phải mở rộng thêm làn đường tại mặt cắt xe chạy vào nút, gồm một là cho xe rẽ trái, một là xe đi thẳng và một là mở rộng thêm cho xe rẽ phải. Chiều dài của dải mở rộng không nhỏ hơn 60m (hình 1.13). Hình 1.13: Mở rộng làn xe ở nút giao thông 60m 60m Làn mở rộng Làn mở rộng

Để thực hiện được giải pháp mở rộng thì ngã tư phải có đủ diện tích mặt bằng để thực hiện các chức năng như:

- Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho các xe dừng lại khi có đèn đỏ.

- Đảm bảo thông xe an toàn và thuận lợi cho các xe đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái và cho người đi bộ.

Các biện pháp đẩy lùi xe rẽ trái.

Tại các phố có mạng lưới đường là ô bàn cờ, các tuyến phố song song và ngắn. NGT thường dễ gây ùn tắc do tạo ra các luồng xe giao cắt giữa xe chạy thẳng và xe rẽ trái. Vì vậy, thường có các cách tổ chức như sau:

Chuyển luồng xe rẽ trái sang phố khác

Khi có các đường phố song song và lưu lượng xe thấp có thể chuyển làn xe rẽ trái sang phố khác. Biện pháp thay đổ tổ chức giao thông này khá đơn giản nhưng có 1 nhược điểm cơ bản là kéo dài hành trình của dòng xe rẽ trái. Ở Hà Nội các tuyến phố cổ được tổ chức như vậy (hình 1.14)

Hình 1.14: Chuyển luồng xe rẽ trái sang phố khác

Đẩy vị trí xe rẽ trái ra khỏi ngã tư

Đẩy xe rẽ trái ra khỏi ngã tư bằng cách cho nhập làn rẽ phải và chuyển dần chuyển động vào làn trong để rẽ trái tại chố quay xe, tức ta đã chuyển dòng giao cắt nhau sang nhập dòng. Nhược điểm là kéo dài hành trình của xe (hình 1.15)

Hình 1.15: Đẩy vị trí xe rẽ trái ra khỏi ngã tư

Chỗ quay đầu

Chuyển rẽ trái thành rẽ phải

Hình 1.16: Chuyển rẽ trái thành rẽ phải

Khu nhà ở

Giải pháp này áp dụng theo sơ đồ “các đảo ở góc“ bằng cách bố trí thêm 4 đảo ở 4 góc và khi xe muốn rẽ trái, bắt buộc phải đi thẳng qua nút rồi rẽ phải vòng qua đảo nhập vào dòng xe đang chạy thẳng của hướng vuông góc. Nhược điểm của giải pháp này là tốn nhiều diện tích mặt bằng.

Một phần của tài liệu Đề xuất và lựa chọn phương án tổ chức giao thông tại nút giao Ô Chợ Dừa (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w